Dù xuất hiện ít trước truyền thông, nhưng Ngô Chí Dũng có lẽ là cái tên không còn xa lạ trong ngành ngân hàng. Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Dũng đã có kinh nghiệm 8 năm ở Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) với tư cách là một trong những cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT. Và cũng chính thành công vang dội của ông ngày nay đều được ông từng bước đi lên từ việc buôn bán mì gói. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thêm về tiểu sử của ông nhé!

Cuộc đời Chủ tịch VPBank - Ngô Chí Dũng.

Ông Ngô Chí Dũng sinh ở Hà Nội hiện đang là Chủ tịch VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng).


Chủ tịch VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) - ông Ngô Chí Dũng

Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, ông Ngô Chí Dũng tiếp tục học dự bị đại học ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Đến năm 1987, khi ông 19 tuổi, như bao thế hệ học sinh trước đó, ông quyết định qua Liên Xô du học.

Trong thời gian từ 1991- 1993, ông Dũng vừa học tập, vừa kinh doanh. Thay vì khởi nghiệp ở thủ đô Kiev thuộc Ukraina nơi mà ông theo học, ông quyết định chọn thủ đô Mátxcơva, Liên Bang Nga. Ông thấy rõ thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển trên mảnh đất này.

Trước khi trở thành ông chủ VPBank, ông Dũng từng nhiều năm gắn bó với VIB, Techcombank.

Là cái tên quen thuộc trong ngành ngân hàng, nhưng ông Dũng khá kín tiếng với báo chí và truyền thông. Trước đây, ông Dũng từng có 8 năm gắn bó với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) với tư cách là 1 trong những cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT.


Ông Ngô Chí Dũng chính thức ngồi vào ghế chủ tịch tại VPBank vào năm 2010

Sau đó, ông Dũng tiến thêm bước nữa khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trước khi chính thức ngồi vào ghế chủ tịch tại VPBank vào năm 2010.

Hành trình khởi nghiệp từ kinh doanh mì gói

Có một sự trùng hợp rất thú vị là ở nhiều ông chủ ngân hàng khác hay ông chủ của các tập đoàn lớn ở Việt Nam sau này đa số đều có xuất phát điểm từ việc kinh doanh mì gói bên các nước Đông Âu.

Như đã biết, cặp bài trùng tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và ông Lê Viết Lam – Chủ tịch Tập đoàn Sun Group đã xây lên “đế chế mì tôm” tại Ukraina, bên cạnh đó thì cặp đôi Đặng Khắc Vỹ – Ngô Chí Dũng đã hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Liên bang Nga.


Từ con buôn mì gói đến những thành công vang dội của ông Ngô Chí Dũng

Ông Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng thậm chí còn dành thắng lợi lớn trong “cuộc chiến mì tôm” tại Nga với hai “ông trùm” khác ở đây đó là ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh – những người sáng lập Masan và là một trong số ít cặp “đại gia Đông Âu” vẫn còn kinh doanh mì gói.

Công ty Rollton một “thương hiệu” của người Việt được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường Liên Bang Nga. Công ty thuộc Tập đoàn Future Generation Group (FG) do ông Đặng Khắc Vỹ và ông Ngô Chí Dũng sáng lập vào năm 1998.

Quá trình lập nghiệp ở quê hương.

Sau khi về nước, ông Dũng tiếp tục cùng ông Vỹ thành lập Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhưng ở đây, khi ông Vỹ ngồi vào ghế Chủ tịch ngân hàng VIB thì ông Dũng lại không có dấu ấn gì đáng kể. Đến năm 2006, ông Ngô Chí Dũng quyết định ‘chia tay’ người bạn lâu năm và hợp tác với những người từng là đối thủ ở Nga là ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh để rồi được giữ chức vụ Phó chủ tịch Techcombank nhưng trong thời gian 4 năm tại đây, vai trò của ông Dũng cũng khá mờ nhạt.


Tháp VPBank -Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trước đây, ông Dũng là Chủ tịch của Hội người Việt sinh sống tại Liên bang Nga. Từ ngày 16/03/2010, ông chính thức được bầu làm Chủ tịch VPBank. Và vào đầu năm 2011, ông Ngô Chí Dũng rời khỏi vị trí Chủ tịch Hội người Việt sinh sống tại Nga để chuyển về Việt Nam sinh sống và dành toàn bộ sự tập trung vào việc tái cấu trúc và xây dựng VPBank.

Cho đến năm 2010 thì ông thực sự mới có lãnh địa riêng và tạo nên “cuộc cách mạng” trong kinh doanh ngân hàng sau khi leo lên cương vị Chủ tịch HĐQT. Và đây cũng là năm đầu tiên Ngân hàng này sử dụng tên VPBank, đồng thời cũng thành lập lên bộ phận Tín dụng tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit cực kỳ nổi tiếng ở hiện tại.

Hành trình đưa VPBank lột xác của Ngô Chí Dũng

Với cương vị là ông chủ quyền lực nhất của VPBank, Ngô Chí Dũng đã cho tiến hành một cuộc cách mạng về thương hiệu. Đầu tiên, tên của nhà băng này được đổi từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam trở thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Bên cạnh đó là logo, các biển hiệu đều được thay đổi để năng động hơn, nhằm hướng tới một tổ chức bán lẻ chuyên cung cấp dịch vụ chất lượng cao và cũng không giấu giếm một tham vọng trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Sau các cải cách, nhà băng này có nhiều thay đổi rõ rệt. Không như một số ngân hàng khác VPBank chỉ chọn các văn phòng hạng A để đặt địa điểm giao dịch chứ không mở rộng nhiều chi nhánh thiếu chọn lọc. Ngoài ra, cách định vị của VPBank cũng khác hơn so với trước đây.

Lúc này, ngân hàng này đã xác định được hướng đi của mình, hình ảnh một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ với chất lượng cao và có khát vọng nằm trong top đầu của những NHCP chứ không còn là ở mức trung như trước.

Thành tựu đã đạt được của VPBank

VPBank là ngân hàng hiện đang có số vốn điều lệ lớn thứ 8 ở Việt Nam, ngoài ra còn là ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn thứ 3 Việt Nam số vốn ước tính vào khoảng hơn 25.000 tỷ đồng (1,3 tỷ đô) chỉ xếp sau Techcombank, MB Bank

Không chỉ vậy, được biết VPBank cũng là ngân hàng có vốn hóa lớn thứ 5 Việt Nam, và với số vốn hóa lên đến hơn 79.000 tỷ đồng, VPBank còn là ngân hàng tư nhân có vốn hóa lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ xếp sau Techcombank.

VPBank đứng thứ 3 trong số 10 ngân hàng có doanh thu lớn nhất năm 2020 tại Việt Nam

Năm 2020 VPBank đạt hơn 39 nghìn tỷ doanh thu hợp nhất, có sự tăng trưởng 7,4% so với năm ngoái và gấp gần 30 lần so với 10 năm trước (hơn 1.300 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong cùng năm vượt mốc 13 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch được đề ra đầu năm, tăng trưởng 26,1% so với năm 2019; trong đó, theo phía ông Dũng cho biết lợi nhuận của các ngân hàng riêng lẻ đóng góp tới 71% vào lợi nhuận hợp nhất.

Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản VPBank đạt gần 420.000 tỷ đồng,có sự tăng trưởng rõ rệt so với năm trước và gấp hơn 7 lần so với năm 2010 (hơn 59 nghìn tỷ đồng). Nợ xấu được kiểm soát tốt, với mức hợp nhất vẫn duy trì ở mức dưới 3%, đạt 2,9% tại cuối năm 2020.

Chỉ tính trong vòng 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, với số thuế đã nộp gần 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, VPBank luôn thuộc top các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất nước.

Án phạt từ việc gom “ quá tay “ cổ phiếu

Ngày 30/03/2020, ông Ngô Chí Dũng bị ban hành Quyết định số 94/QĐ-XPVPHC về việc vi phạm hành chính.


Chủ tịch VPBank bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) phạt

Theo đó, Chủ tịch VPBank bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) phạt 22.500.000 đồng do có hành vi vi phạm hành chính: Cụ thể là hành vi giao dịch không đúng thời gian đã đăng ký khi ông Ngô Chí Dũng đã mua vào 1.119.000 cổ phiếu VPB vào ngày 21/12/2018, trong khi ông đã đăng ký giao dịch mua 8.000.000 cổ phiếu VPB trong khoảng thời gian từ ngày 21/11/2018 đến ngày 20/12/2018.

Theo như ước tính lúc bấy giờ, tổng giá trị cổ phiếu mà ông Dũng đã mua là vào khoảng hơn 196 tỷ đồng. Như vậy ta có thể thấy số tiền bị phạt chỉ vỏn vẹn 22.500.000 đồng là 1 con số không đáng kể đối với khối tài sản khổng lồ của ông.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềdoanh nhân việt nam và thế giới