Ma Huatengtỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc, sở hữu tổng tài sản ròng lên đến hơn 42 tỷ USD. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESSkhám phá hành trình xây dựng lên thương hiệu Tencent đình đám như giờ của vị doanh nhân này nhé !

Bắt đầu từ một “kẻ bắt chước”

Ma Huateng sinh năm 1971 và ông theo học ngành Khoa học máy tính tại đại học Thâm Quyến. Sau 1 khoảng thời gian gắn bó, Huateng quyết định bỏ công việc đầu tiên của mình ở Công ty viễn thông Runxin Communications. Sau đó, ông hợp tác cùng 4 bạn học và dùng số tiền mà bản thân chơi chứng khoán kiếm được để thành lập ra Tencent.

Tỷ phú Ma Huateng.

Thành công đáng khâm phục của Ma Huateng cũng có điểm tương đồng với nhiều startup công nghệ khác ở Trung Quốc, là đều được bắt nguồn từ ý tưởng từ nước ngoài.

Cụ thể là: Huateng trong một lần nghe được bài thuyết trình về ICQ - dịch vụ phục vụ tin nhắn trực tuyến đầu tiên xuất hiện trên thế giới, được một công ty Israel phát triển, đã bắt tay cùng đồng nghiệp với mục tiêu chính là phát triển lớn mạnh bản sao của ICQ cho thị trường Trung Quốc.

Vào đầu năm 1999, Tencent cho ra mắt thị trường 1 phần mềm tương tự với ICQ nhưng có giao diện tiếng Trung và mang tên là OICQ. Tuy nhiên vì là 1 yếu tố mới nên phần mềm này đã không bán được cho các nhà mạng thời điểm bấy giờ. Do vậy, Ma Huateng đã quyết định miễn phí cho người sử dụng phần mềm mày.

Và OICQ cũng bất ngờ lan rộng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, do vướng vào bản quyền, nên cuối năm 2000, khi mà Tencent đang là phần mềm nhắn tin phổ biến hàng đầu Trung Quốc, công ty này quyết định cho ra mắt thị trường phiên bản mới nhất của OICQ, với sự điều chỉnh một số tính năng và cũng đổi tên phần mềm này thành QQ.

Dù rằng QQ thu hút 1 lượng lớn người dùng nhưng nó lại không mang lại lợi nhuận cho Tencent. Khi đó, doanh thu của Tencent thường sẽ không đủ để bù vào chi phí duy trì server và băng thông đang ngày càng tăng thêm.

Chân dung Chủ tịch Ma Huateng

Đến năm 2000, sau khi trải qua nhiều sự từ chối, Tencent thành công nhận được số tiền lên đến 2,2 triệu USD để đổi lấy 40% cổ phần. Số vốn này của các nhà đầu tư liều lĩnh đã giúp cho Huateng có thêm thời gian để nghĩ ra cách biến được sự phổ biến của QQ thành nguồn thu từ hàng triệu người dùng.

Sau những thành công đầu, Tencent đã nhanh chóng thêm vào các dịch vụ khác nhằm gia tăng giá trị như xây dựng hình ảnh, game và cho đẩy các quảng cáo trực tuyến trên phần mềm.

Đặc biệt, ông Huateng còn cho xây dựng ra 1 hệ thống thanh toán riêng mang tên QQ Coin để công ty không còn phải phụ thuộc vào các nhà mạng nữa.

Đến năm 2011, qua việc “lấy ý tưởng” từ Whatsapp - ứng dụng nhắn tin phổ biến trên thế giới, Tencent cho ra đời WeChat. Cho đến giờ, WeChat đã trở thành ứng dụng nhắn tin số 1 Trung Quốc.

Hành trình bước đến vị trí hàng đầu về công nghệ

Đến năm 2003, Tencent chính thức cho ra mắt với truyền thông và thị trường cổng thông tin riêng QQ.com. Đồng thời, công ty cũng gia nhập vào thị trường game trực tuyến.

Một năm sau, Tencent được niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Điều này đã giúp Huateng bước chân vào giới tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ giàu nhất Trung Quốc.

Hiện nay, Tencent đang là hãng video game lớn nhất thế giới nếu tính theo doanh thu.

Ứng dụng WeChat Pay cũng được phát triển bởi Tencent. Điều này đã mở ra 1 sự thay đổi đáng kể đối với cách mua sắm truyền thống của người tiêu dùng ở Trung Quốc khi không cần mang theo bên người tiền mặt hay thẻ ngân hàng.

Hành trình bước đến vị trí hàng đầu về công nghệ

Năm 2005 thì công ty này chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử Paipai.com. Và cho đến ngày nay, Tencent vẫn luôn không ngừng việc mở rộng các danh mục đầu tư của công ty.

Giá trị vốn hóa của công ty này hiện vào khoảng 385 tỷ USD.

Dù rằng nằm trong top những người giàu nhất nhì Trung Quốc thế nhưng đời tư của ông chủ Tencent lại rất kín tiếng, thậm chí ông còn hầu như không tham gia tranh luận ở trên truyền thông.

Kín tiếng là thế, nhưng ông vẫn luôn là 1 nhà thiện nguyện tận tâm. Vào năm ngoái, tỷ phú này đã dành ra đến 100 triệu cổ phiếu Tencent, có giá trị thời điểm đó vào khoảng 2,14 tỷ USD để tặng cho một quỹ từ thiện mới được thành lập.

Ông chủ Tencent luôn tích cực làm các hoạt động xã hội

Được biết, Huateng đã từng cam kết sẽ tài trợ số tiền hơn 2 tỷ USD vào các hoạt động từ thiện phủ rộng ở nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục...

Ông rất quan tâm đến những nhân viên trong công ty.

Đặc biệt, vào sáng mùng 8 Tết âm lịch, hàng ngàn nhân viên sẽ xếp hàng để nhận tiền mừng tuổi (lì xì) của chủ tịch Ma Huateng cùng với một số các vị giám đốc cấp cao khác.

Ông chủ Tencent luôn quan tâm đến nhân viên của mình

Luôn giữ kín tiếng với truyền thông

Đời sống riêng tư của ông chủ Tencent luôn là điều bí ẩn đối với truyền thông và báo chí. Một số nguồn tin khác trong nước cũng tiết lộ, tài sản của ông bao gồm nhiều bất động sản với giá trị lên đến hàng triệu USD cùng với hàng loạt những bộ sưu tập nghệ thuật giá trị.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindoanh nhân Việt Nam và thế giớinhé!