Ông Trần Tuấn Dương là một trong những cột trụ đầu tiên của Hòa Phát, người cùng Ông Long đặt nền móng từ những viên gạch đầu tiên đến một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu kĩ hơn về người doanh nhân này nhé!

Ông Trần Tuấn Dương là ai?

Trần Tuấn Dương sinh năm 1963 ở vùng đất Nam Định. Ông tốt nghiệp tấm bằng Cử nhân Kinh tế ở Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986 và Cử nhân Báo chí. Ông đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Hành trình sự nghiệp của ông Dương

Từ năm 1992 - 1994: Ông làm cửa hàng trưởng của Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát;


Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Ông Trần Tuấn Dương

Từ năm 1995 - 1996: Ông lên làm Phó Giám đốc ở Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát;

Từ năm 1996 - 2004: Ông làm Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát

Từ tháng 1/2007: Ông đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời cũng là Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Dương đã sát cánh cùng với Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long trong suốt 29 năm qua và đưa ra nhiều chiến lược phát triển cho Tập đoàn cũng như là một số các công ty thành viên.


Ông Trần Tuấn Dương đã đặt nền móng từ những viên gạch đầu tiên đến một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam

Dưới sự dẫn dắt của ông, công ty thép xây dựng Hòa Phát dần trở thành thương hiệu nắm giữ thị phần số 1 tại Việt Nam đồng thời cũng từng bước vươn tới nhiều nước trên thế giới. Trong suốt nhiều năm, Tập đoàn Hòa Phát liên tục được vinh danh trong các bảng xếp hạng uy tín như Top 50 DN niêm yết hiệu quả nhất hay Top 50 DN kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam...

Những ông vua của ngành thép đi từ đôi bạn buôn đồng nát.

Năm 1993, Ông Dương cùng với ông Long và 1 số người bạn lập ra công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng chuyên buôn đồ cũ được vận chuyển từ Nga về. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế trong việc làm ăn tư nhân ở thời điểm lúc bấy giờ nên công ty phải kinh doanh qua đường tiểu ngạch. Đây cũng là dấu mốc bắt đầu cho sự nghiệp kinh doanh đầy thăng trầm.

Tuy nhiên, việc kinh doanh khi bắt đầu không mấy suôn sẻ khi số vốn của công ty không có nhiều, nên các việc đăng ký kinh doanh hay chứng minh tài chính đều vướng phải rất nhiều khó khăn. Năm 1993, ông Long quyết định cùng với cộng sự của mình xuất ngoại để tìm hiểu thêm về các thị trường khác cũng như nhập hàng bài bản.


Thủa hàn vi của những người đặt nền móng cho Tập đoàn thép Hòa Phát

Cơ hội mới được nắm bắt

Khi thấy thị trường đồ nội thất đang rất sôi động, ông quyết định sẽ gia nhập thị trường này. Và rồi, ông thành lập ra công ty nội thất chuyên nhập hàng từ Đài Loan, Malaysia đến Singapore…

Cho đến năm 1996, ông đã nhạy bén thấy được lĩnh vực kinh doanh mới đầy tiềm năng khi mua các ống thép về làm giàn giáo. Lúc này, ông nhận rõ việc nhập khẩu thép từ Đài Loan về có nhiều ưu điểm như chi phí đắt đỏ, hạn chế khi mua hàng... Điều này chính là lý do chính thôi thúc ông quyết định sẽ đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ được học hỏi của Đài Loan.Và từ đây, công ty thép Hòa Phát hàng đầu thị trường Việt bây giờ, chính thức được ra đời.


"Giá trị lớn nhất của Hòa Phát là khi đã quyết định bước chân vào ngành nào thì là phải làm tốt nhất"- Ông Dương chia sẻ

Trong những năm cuối của thế kỉ XX, công ty này đã nghĩ đến việc làm thép và thức ăn chăn nuôi. Nhưng trong thị trường lúc bấy giờ, nhu cầu sản phẩm thức ăn chăn nuôi là rất thấp. Bên cạnh đó, sắt thép lại đang rất cần thiết trong công cuộc phát triển đất nước. Tiềm năng phát triển của sản xuất sắt thép là rất lớn. Do đó Hòa Phát đã quyết định chọn làm thép trước.

Những thăng trầm mà Công ty Hòa Phát gặp phải

Cho đến năm 2002 có sự xuất hiện của rất nhiều công thi thép khác với những cái tên như Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật... thì ban lãnh đạo cũng dự định đổi tên. Tuy nhiên tự hào là hàng Việt Nam nên công ty giữ tên "Hòa Phát" và thống nhất thương hiệu. Đến năm 2007, công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát chính thức ra đời.

Là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện sau Luật doanh nghiệp năm 1990, mọi thứ không hề dễ dàng với ông Dương và Tập đoàn. Được biết, công ty phải qua nhiều bước như: làm hồ sơ; chứng minh tài sản; vay vốn, sau đó góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản ngân hàng rồi xin giấy phép để xác định từng người.


Quan niệm kinh doanh của ông Dương "Làm ngành gì cũng phải có quyết tâm lớn để mình có thể làm tốt nhất"

Công ty phải mượn nhà riêng của Chủ tịch Trần Đình Long để làm địa điểm vì doanh nghiệp khi thành lập phải có địa chỉ đăng ký chính thức, vốn pháp định và phải chứng minh được vốn bằng cách chuyển tiền vào ngân hàng, thậm chí là phải đi vay mượn tiền người khác để làm vốn pháp định.

Song, khó khăn cũng là cơ hội dành cho người biết làm và dám làm. Một doanh nghiệp muốn đạt được thành công lớn phải biết “nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”. Nhưng quan trọng hơn hết, để có thể phát triển mạnh mẽ thì những người lãnh đạo phải “làm đúng” và “làm tốt”.

Quan niệm kinh doanh của ông Dương.

Ông Trần Tuấn Dương cho rằng "Giá trị lớn nhất của Hòa Phát là khi đã quyết định bước chân vào ngành nào thì là phải làm tốt nhất. Làm ngành gì cũng phải có quyết tâm lớn để mình có thể làm tốt nhất, kể cả nếu không nhất thì cũng phải “gần như là nhất”. Dù là làm về thiết bị phụ tùng hay là nội thất, ống thép … nếu như sức cạnh tranh của mình tốt nhất hoặc thuộc vào nhóm tốt nhất thì có lẽ sẽ không bao giờ chết, khi đó lợi nhuận sẽ đến, phần thưởng cũng tự nó sẽ đến."


Ông Dương đã giành được thắng lợi lớn, đưa Hòa Phát thành “ông trùm” ngành thép Việt

Chuyện xảy ra vào mùa đông năm 2002, trong một dịp hai vị lãnh đạo được sang Nhật Bản và tham quan một trong số những nhà máy thép nổi tiếng nhất của nước bạn: nhà máy Kobe Steel. Mọi thứ trong tầm mắt của ông đều rất choáng ngợp, được biết tổng công suất hằng năm ở đây lên đến 6 triệu tấn một năm, với vị trí thuận lợi nằm kề biển và có bến cảng rất lớn.

Các dòng băng chuyền được lắp ráp và vận chuyển nguyên liệu lên kho và sau đó đưa vào nhà máy để có thể sản xuất. Với hệ thống đường ở nội khu rộng rãi, có cả hệ thống đèn xanh đèn đỏ không khác gì trên đường cao tốc. Điều này cũng khiến cho ông Long, ông Dương gieo trong mình ước mơ mãnh liệt về một nhà máy thép tỷ đô tại Việt Nam.

Thành công hiện thực hóa giấc mơ của hai ông trùm ngành thép Việt

Từ sau thời điểm nhận thấy bản thân thật nhỏ bé khi ấy, 16 năm sau, ước mơ của 2 ông trở thành hiện thực khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tỉnh Quảng Ngãi chính thức được Chính phủ thông qua Chủ trương đầu tư với tổng số vốn đầu tư ban đầu là vào khoảng 60.000 tỷ đồng (3 tỷ USD).

Dù chỉ là một kẻ tay mơ nhưng với cú rẽ ngang sang thép, ông Dương đã giành được thắng lợi lớn, đưa Hòa Phát thành “ông trùm” ngành thép Việt

Ông Trần Tuấn Dương rời khỏi vị trí CEO Hòa Phát sau 14 năm gắn bó, nhường ghế cho thế hệ mới.

Ngày 26/4 này, HĐQT Tập đoàn Hòa Phát chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Thắng – Thành viên HĐQT, Phó Tổng GĐ vào vị trí Tổng GĐ của Tập đoàn Hòa Phát trong nhiệm kỳ 2021-2026


Để có thể phát triển mạnh mẽ thì những người lãnh đạo phải “làm đúng” và “làm tốt”

Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển giao nhiệm vụ của Tổng GĐ Tập đoàn cho ông Nguyễn Việt Thắng, ông Trần Tuấn Dương đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn. Ông cùng với cộng sự của mình là ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT dồn toàn bộ tâm huyết tập trung nghiên cứu đưa ra các, chiến lược phát triển Hòa Phát trong thời gian dài sắp tới.

Ngoài ra, ông Dương cũng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng GĐ của Tổng Công ty Gang thép Hòa Phát, công ty chịu trách nhiệm tất cả quá trình sản xuất và kinh doanh thép của Tập đoàn Hòa Phát.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin về tiểu sử doanh nhân thế giới nhé.