Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh là người lãnh đạo dẫn dắt Vĩnh Hoàn từ khi còn “nằm nôi”. Khi bắt đầu thành lập, số vốn ban đầu của bà là 300 triệu đồng cùng với 70 nhân viên, nhưng hiện tại Vĩnh Hoàn số nhân viên đã lên đến con số 6.000 với 6 nhà máy chế biến quy mô lớn.

Tháng 9/2020, bà Khanh đã lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất trong khu vực Châu Á. Hiện Bà Khanh đang nắm giữ gần 80 triệu cổ phiếu VHC, tương đương 43,16% vốn điều lệ. Với mức giá cp được giao dịch dao động quanh mức 40 nghìn đồng/CP, tổng giá trị tài sản bà Khanh lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu về bà Trương Thị Lệ Khanh nhé!

Bà trùm thủy sản Trương Thị Lệ Khanh là ai?

Trương Thị Lệ Khanh quê tại An Giang, sinh năm 1961. Bà là nữ doanh nhân và nữ tỷ phú người Việt Nam. Bà được biết đến là “nữ hoàng” cá tra, nắm giữ trong tay khối tài sản lên tới 3000 tỷ đồng. Bà Lệ Khanh được vinh danh là một trong các nữ doanh nhân quyền lực bậc nhất châu Á.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn - Bà Trương Thị Lệ Khanh

Trương Thị Lệ Khanh hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) và đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sa Giang (SGC). Bà từng trong top 10 nữ doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán khi sở hữu số tiền hơn 600 tỷ đồng. Bà Trương Thị Lệ Khanh được tạp chí danh tiếng Forbes ghi nhận là 1 trong 2 người Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất khu vực châu Á năm 2020 (Asia’s Power Businesswoman).Hiện Bà Khanh đang nắm giữ gần 80 triệu cổ phiếu VHC, tương đương 43,16% vốn điều lệ. Với mức giá cp được giao dịch dao động quanh mức 40 nghìn đồng/CP, tổng giá trị tài sản bà Khanh lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Con đường tiến tới danh hiệu "Nữ hoàng" cá tra - Trương Thị Lệ Khanh.

Có sự am hiểu sâu rộng về ngành thủy hải sản, bà Lệ Khanh đã quyết định nghỉ việc để bắt đầu đi theo con đường sản xuất riêng. Bà từng bộc bạch: "Điều đầu tiên tôi nghĩ đến chính là cá tra và cá basa vì tôi thấy được tiềm năng to lớn mà các con cá này mang lại".

"Nữ hoàng" cá tra - Doanh nhânTrương Thị Lệ Khanh.

Năm 1997, bà Khanh thuê lại một nhà máy cũ của công ty Sa Giang bắt đầu sản xuất cùng với số vốn ban đầu mà bà có chỉ vỏn vẹn 70 triệu đồng và 70 nhân viên, trong khi đó giá thuê lại nhà máy khá cao 10 triệu đồng cho 1 tháng.

Mới đầu phương thức kinh doanh đặt ra là gia công để xuất khẩu. Hai năm sau đó, Vĩnh Hoàn đã xây dựng cơ sở chế biến riêng tại Cao Lãnh (Đồng Tháp). Vì sự hiểu biết về các hoạt động ngoại thương cùng với việc bà có nhiều mối quan hệ trước đây, bà Khanh đã sớm tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc cho Vĩnh Hoàn tại thị trường nước ngoài.

Năm 2003, Vĩnh Hoàn vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu cá tra trong cả nước. Kể từ lúc ấy, trên thương trường, bà Lệ Khanh đã được mệnh danh là "nữ hoàng" cá tra.


Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn

Vào năm 2007, Vĩnh Hoàn đã được niêm yết cổ phiếu chính thức tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Ở thời điểm ấy, Vĩnh Hoàn vẫn đang là doanh nghiệp đứng thứ 3 trong top các công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất tại Việt Nam cùng với Nam Việt và Agifish. Năm 2009, sau 12 năm thành lập và phát triển, Vĩnh Hoàn đứng 2 trong Top các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam chỉ đứng sau duy nhất Thủy sản Hùng Vương. Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn đã nhanh chóng vượt lên soán ngôi và giữ vị trí số một xứng danh "Nữ hoàng" cá tra kể từ tháng 3 năm 2010.

Ý nghĩa của cái tên Vĩnh Hoàn được "nữ hoàng thủy sản" chia sẻ “vĩnh” trong "vĩnh viễn" và” hoàn” trong "hoàn cầu" nó thể hiện nỗi khát vọng được trở thành một công ty mang tầm cỡ quốc tế, đa quốc gia trường tồn.

Dưới sự lãnh đạo của bà Lệ Khanh, trong thời gian 12 năm, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tới 750%, lợi nhuận tăng lên gấp 15 lần. Hai năm 2019, 2020, do những tác động từ chính sách bảo hộ thương mại cũng như mọi doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng và tổn thất nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nên doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm mạnh.

Hiện tại bà Khanh đang nắm giữ gần 80 triệu cp VHC, tương đương với tỷ lệ 43,16%. Mức giá cp đang giao dịch hiện tại là 37.000 đồng/cp, giá trị tài sản bà Khanh là hơn 3.000 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Khanh hiện tại đang đứng thứ 33 trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Doanh nghiệp Vĩnh Hoàn rơi vào thế khó?

Sau sự bùng nổ năm 2018 với khoản lãi khủng gần 1.500 tỷ đồng, tương đương với tổng lợi nhuận của cả ba năm trước cộng lại, thì đến giai đoạn năm 2019-2020, đã chứng kiến sự tụt dốc không phanh trong hầu hết các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp Vĩnh Hoàn.


Lợi nhuận sau thuế của Vĩnh Hoàn từ năm 2016-2020

Năm 2019, Vĩnh Hoàn đã ghi nhận sự đi lùi lợi nhuận sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, so với cùng kỳ sụt giảm 18%. Doanh thu cũng giảm 15% về còn 7.867 tỷ đồng.

Đến năm 2020, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, khiến việc tiêu thụ giảm và nhu cầu khách hàng, xu hướng biến đổi, đơn đặt hàng từ đó giảm mạnh từ 35 đến 50%. Do vậy mà doanh thu cũng như lợi nhuận của Vĩnh Hoàn tiếp tục lao dốc không phanh. Cụ thể hơn, doanh thu Vĩnh Hoàn đạt được là 7.037 tỷ đồng, so với năm 2019 giảm 10,6%. Trừ đi chi phí giá vốn, lợi nhuận thu về đạt được chỉ ở mức hơn 1.001 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 14,2%, đã giảm mạnh so với năm 2019 có tỷ lệ là 19,5%. Lợi nhuận sau thuế đạt được chỉ gần 705 tỷ đồng, giảm tới 40% so với năm 2019.

Giải trình cho nguyên nhân giảm sút về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ, bà Khanh cho biết lý do chính là do cả sản lượng và giá bán đều giảm. Dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp khiến cho các thị trường chính doanh nghiệp liên kết như Trung Quốc, châu Âu , Mỹ và ASEAN áp dụng chính sách giãn cách xã hội, các kênh tiêu thụ chính phải đóng cửa hàng loạt dẫn đến những thiệt hại nặng nề đến sức mua của người dân.


Sản lượng và giá bán cá vào Mỹ và Trung Quốc năm 2020 của Vĩnh Hoàn

Doanh nghiệp vượt khó bằng việc kinh doanh chứng khoán

Công ty CP Vĩnh Hoàn do bà Trương Thị Lệ Khanh đứng đầu đã báo cáo tình hình kinh doanh của năm 2020 với mức doanh thu đạt được là hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 705 tỷ đồng giảm lần lượt so với năm 2019 là 10,5% và 40,2%.

Tuy nhiên, điểm thú vị ở VHC trong năm vừa qua là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong năm đã giúp VHC lãi ròng tới 47,4 tỷ đồng. Cụ thể, trong năm 2020, Vĩnh Hoàn ghi nhận đã lãi chứng khoán gần 63,6 tỷ đồng, lỗ 16,2 tỷ đồng.

Tính tới đầu tháng 10 năm 2020, giá trị chứng khoán của VHC lên tới khoảng 117,7 tỷ đồng.


Bà Khanh đã lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất trong khu vực Châu Á

Như vậy, VHC cơ bản đã bán ra gần hết chứng khoán đầu tư ở trong năm và hiện tại gần như đã không còn đầu tư cổ phiếu. Cho thấy, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn vào năm 2020.

Cùng thời điểm đó, doanh nghiệp mở rộng các danh mục đầu tư đa dạng hơn khi mua cổ phần thoái vốn nhà nước tại một công ty chỉ chuyên sản xuất và phân phối bánh phồng tôm - Sa Giang.Tới cuối năm 2020, Vĩnh Hoàn đã có tổng cộng là 5 công ty con hoạt động chính liên quan thủy sản và một công ty liên kết sản xuất phân bón.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềtiêu sử doanh nhân việt nam và thế giới.