Nhà giáo Chu Văn An và sự đóng góp to lớn cho sự nghiệp GD
Chu Văn An ( 1292-1370), người được người dân mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu” của Việt Nam. Ông là thầy giáo của vạn học trò, học sinh nghèo, là thầy thuốc của muôn dân, là vị quan thanh liêm chính trực thật thà trong triều. Tiểu sử, cuộc đời của Chu Văn An gắn liền với hệ thống và nền giáo dục nước nhà. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu một vài thông tin và sự đóng góp to lớn của ông cho ngành giáo dục Việt Nam nhé!
Tiểu sử của nhà giáo Chu Văn An
Chu Văn An ( 1292-1370), quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Là người quang minh chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở lớp, trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc tuyên truyền và truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) đã trực tiếp đứng ra mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông trong tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều trái với lương tâm và vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên quan gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ bỏ chức quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Vinh danh nhà giáo
Cuộc đời trong sạch, thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời đại phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít những bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi chép lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Hiện nay vẫn còn đền thờ và lăng mộ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích lịch sử Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm du lịch, di tích văn hoá và danh thắng, với cảnh rừng thông xanh ngắt đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích lịch sử này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1998.
Tên ông đã được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như: thị xã Quảng Yên (từ đường Vận tải Bạch Đằng đến phố 12 Tháng 9), thành phố Uông Bí (từ đường Bạch Đằng đến giáp đường sắt Hà Lạng),...
Những đóng góp của nhà giáo Chu Văn An dành cho giáo dục
Những gì ông để lại cho thế hệ sau đã được ghi chép lại, là minh chứng cho sự cống hiến, hy sinh quên mình vì nền giáo dục nước nhà. Ông là cha đẻ của những triết lý, câu nói giáo dục nổi tiếng và tồn tại mãi đến bây giờ.
Đem tài năng của mình cống hiến, phục vụ hết mình cho đất nước
Những tác phẩm của ông hiện nay tuy đã bị thất lạc và quên rất nhiều một phần bị tiêu hủy, một phần bị các vị vua các thời lấy làm tài liệu mật, nhưng qua các tác phẩm và phần nhỏ tác phẩm còn sót lại cũng đủ để người ta có thể nhìn ra triết lý ấy. Ông là một người thầy đáng kính, mẫu mực, tận tâm với nghề, không hám lợi. Người được mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu” ấy đã dùng hết phần tài đức vẹn toàn của mình để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.
Giáo dục không phân biệt giàu nghèo, giai cấp
Ở thời Trần, có trường đại học Quốc Tử Giám chủ yếu chỉ dành cho con của những vị quan lại theo học. Thế nhưng, sau thời gian dạy học tại đây, ông đã về quê ở ẩn tại làng Huỳnh Cung để có thể mở lớp dạy học cho các con em thuộc đối tượng bình dân. Ông không ham tiền tài vinh hoa phú quý, một lòng muốn cống hiến công sức của mình cho hệ thống giáo dục nước nhà.
Chủ yếu truyền đạt tư tưởng Nho gia trong nội dung giáo dục
Sinh thời, với kiến thức đa dạng và uyên thâm Chu Văn An đã viết nên tác phẩm “tứ thư thuyết ước” gồm 10 quyển, nó chứng tỏ ông đã đạt đến trình độ và cảnh giới cao nhất của giáo dục “ giáo kính, giáo trung, giáo văn”. Các học trò theo học ông đều thể hiện và bộc lộ rõ tư tưởng nho giáo.
Sống phải biết quan tâm đến thời thế, sự chuyển biến của lịch sử
Triết lý này được thể hiện rõ ràng ở phương châm dạy học giáo dục gắn liền với thực tiễn: Ông luôn dạy học trò của mình phải biết quý trọng và yêu người nông dân lao động, chăm lo cho đời sống của nhân nhân.
Đặc biệt ông luôn giáo dục cho học sinh, học trò phải có lòng hướng thiện, dũng cảm, cứu nước, cứu dân, sẵn sàng xả thân vì đất nước: Bản “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An đã thể hiện rất rõ tư tưởng của ông. Tuy đã bị thất lạc nhiều, nhưng “ Thất trảm sớ” vẫn gây ra được tiếng vang lớn đối với người dân lúc bấy giờ. Nó thể hiện sự anh dũng, kiên quyết, một lòng vì nước vì dân của ông. Chính điều ấy đã khiến người đời, người dân tôn thờ, khâm phục bản lĩnh của ông.
Triết lý giáo dục quan tâm đến việc biên soạn sách
Biên soạn sách để người sau có những tư liệu học tập, tra cứu, tham khảo. Hiểu được sự cấp thiết đáng trân trọng của vấn đề này, ngay từ thời nhà Trần, Chu Văn An đã chú trọng đến những nội dung mang tính giáo dục này. Chính vì vậy, ông đã kiên trì viết nên những bộ sách, bộ văn tiêu biểu trong số đó phải kể đến tứ thư thuyết ước. Bên cạnh đó, hai tập thơ “ Quốc ngữ thi tập” và “ Tiều ẩn thi tập” cũng do chính ông sáng tác để có thể bồi dưỡng kiến thức cho học trò. Ngoài ra, sự với sự uyên thâm về ngành y học ông đã viết cuốn: “ Y học yếu giải tập chu di truyền”. Những tập thơ, cuốn sách mà ông viết không chỉ để lại làm tư liệu cho thế hệ sau học hỏi mà còn là những giá trị văn hóa lịch sử của cả dân tộc.
Chu Văn An luôn hướng cho những người học trò của mình đến những giá trị nhân văn, lễ nghĩa. Ông truyền đạo Nho gia cho các học trò đã theo học. Hành đạo theo con đường thiện nghĩa, chân chính, thanh liêm, trái tim không pha màu u tối, đó là những chân lý dạy các trò của mình.
Người đời khâm phục, tôn thờ Chu Văn An bởi những quan điểm còn mãi với thời gian:
Cùng lý: Tranh luận để biết hết tường tận sự vật, hiện tượng.
Chính tâm: Luôn giữ một tâm hồn trong sáng, không bị một thế lực nào làm vẩn đục. Làm những việc thiện, cứu vớt dân lành đúng với lương tâm.
Tịch tà: Kiên quyết chống lại những điều vô lý, bất bình, chống lại những thứ trái ngược luân thường đạo lý.
Cự bí: Kiên cường đứng lên đấu tranh với những thế lực làm vẩy đục nhân tâm, vượt qua khó khăn để đạt được thứ mình muốn.
Trí và tài được nhà giáo văn hóa Chu Văn An đề cao, ông luôn coi đó là nội dung, phương pháp giáo dục học trò của mình. Có lẽ chính sự tâm huyết nhiệt tình ấy đã không phụ tấm lòng của nhà giáo chân chính ấy!
Tác phẩm tiêu biểu của Chu Văn An
Chu Văn An dành trọn cuộc đời của mình để cống hiến hết mình cho đất nước. Những tác phẩm ông viết đều xoay quanh những vấn đề thế sự triều chính thời ấy cùng những triết lý điều ấy được thể hiện rất rõ qua hàng loạt tác phẩm:
Thất trảm sớ
Linh sơn tạp hứng
Quốc ngữ thi tập
Tiều Ẩn thi tập
Tứ thư thuyết ước
Miết trì
Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
Giang Đình tác
Tiêu biểu và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân có lẽ chính là “ Thất trảm sớ”. Năm 1457, khi Minh Tông Thượng Hoàng qua đời. Lúc ấy nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu đổ nát. Ông soạn bản “ Thất trảm sớ” và dâng lên vua Trần Dụ Tông với mục đích chém 7 tên nịnh thần.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindoanh nhân Việt Nam và thế giớinhé!