Đang ăn nên làm ra, tài chính thăng tiến, thủy sản Hùng Vương bất ngờ ngập trong phá sản và thua lỗ, Chủ tịch Dương Ngọc Minh đã từng dính vòng luẩn quẩn và lao lý. Không nản chí, sau khi ông ra tù, ông Minh đã gây dựng lại sự nghiệp,tiền đồ rồi chẳng mấy chốc trở thành "vua cá tra", đưa Thủy sản thương hiệu Hùng Vương trở thành đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực thủy sản. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu những thông tin về vị tỷ phú, ông vua cá tra này nhé!

Quá khứ của “ông vua cá tra”

Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1965 ở TP.HCM. Sau ngày đất nước được thống nhất, ông tham gia đội Thanh niên xung phong xây dựng vùng Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ, TP.HCM).

Ông vua bá tra - Dương Minh Ngọc

Ở nơi không người heo hút đó, Nông trường Duyên Hải đã được ông thành lập, áp dụng thí điểm với mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi.

Đến năm 1984, ông đã được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc CTY Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp cho nhà nước quản lý tại quận 6, TP.HCM.

Lý do ông Dương Ngọc Minh phải vào tù?

Sau một thời gian tham gia và hoạt động, CTY đã nhanh chóng vươn lên top những vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy hải sản, với giá trị xuất khẩu lên đến hơn 30 triệu USD/năm. Tuy nhiên, đến năm 1995, tỷ giá USD biến động và thay đổi chóng mặt khiến những món nợ về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị trước đó trở nên quá sức của CTY để chi trả, CTY vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh đã phải ra tòa và nhận án tù vì tội cố ý làm trái pháp luật quy định của nhà nước gây ra thiệt hại kinh tế hết sức nghiêm trọng.

Tại phiên tòa xử phúc thẩm, ông Minh đã bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và phải lãnh án 10 năm tù

Và theo như những gì chia sẻ của ông Minh sau này, thì vào thời điểm đó, doanh nghiệp của ông gặp khó khăn do tình hình lạm phát. Lúc nhập máy móc hệ thống thiết bị từ Nhật với phương thức trả chậm, tỷ giá đồng yên lúc đó chỉ khoảng 280 yen đổi 1 USD. Lúc công ty trả thì đồng yên lên giá 150 yên đổi 1 USD, tính ra số tiền thanh toán thiết bị đã bị tăng gấp đôi lúc nhập.

Doanh nghiệp đã phải vay vốn bằng ngoại tệ từ các nước thế giới để có thể xây dựng trụ sở, mua sắm thiết bị sản xuất. Khi Nhà nước vào cuộc kiểm toán thì tính bằng đồng Việt Nam ở thời điểm xây dựng nên không phản ánh được đúng với thực tế. Từ kết quả kiểm toán, ông đã bị khởi tố với tội danh trên.

Không những vậy, tại phiên tòa xử phúc thẩm, ông Minh đã bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và phải lãnh án 10 năm tù.

Sau 6 năm cải tạo của chính phủ tại trại giam Xuân Lộc, ông đã được giảm nhẹ tội, đặc xá trước thời hạn.

Con đường trở thành “vua” xuất khẩu cá tra

Năm 2003, sau khi được ra tù, thay vì chấp nhận lời mời tham gia phụ việc cho một số người quen, ông đã quyết định thẳng thừng từ chối và quyết tâm trở về với công việc và nghề cũ.

Quay trở lại với ngành thủy sản - Đặc biệt là cá tra

Nhưng tâm thế và vị trí của ông lúc đó chỉ có “hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không”. Phương tiện đi lại của ông cũng không có, ông phải mượn tạm một chiếc xe máy cũ của nhân viên trước đây để có thể đi lại.

Máu kinh doanh với ngành nghề thủy sản chưa nguôi, ông vay mượn tài chính, nguồn vốn rồi lại thành lập CTCP Hùng Vương - Thủy sản Hùng Vương, tiếp tục giữ vững cái tên Hùng Vương đã gắn bó, đi cùng với mình từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn mặt hàng sản xuất chính là tôm, ông lại chuyển hướng với sản phẩm sản xuất chủ lực mới là cá tra.

Với khả năng quản lý cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, ông liên tiếp gặt hái được thành công. Khi nguồn vốn trong tay đã bắt đầu đầy, đại gia này đã bắt đầu vung tiền mua hàng loạt CTY trong ngành thủy hải sản với mục tiêu mở rộng hệ thống quy mô, bành trướng thị trường.

Thương hiệu Hùng Vương trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy hải sản

Chiến lược này đã làm tăng tốc nhanh chóng doanh thu từ không đầy 5.000 tỷ đồng vào năm 2010 tăng lên gần 15.000 tỷ đồng vào năm 2014 - một con số nhanh chóng khổng lồ mà nhiều CTY hiện nay mơ ước cũng khó có thể đạt được.

Với những tài sản và thành tựu đã đạt được, thương hiệu Hùng Vương trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy hải sản, và chủ tịch của Hùng Vương Dương Ngọc Minh được gọi là “vua cá tra”. Bên cạnh đó, tên ông cũng xuất hiện trong danh sách những người giàu có xếp hạng cao nhất thị trường chứng khoán Việt.

"Rớt" khỏi top 100 và oằn mình với gánh nặng nợ nần.

Cuộc sống luôn có những khó khăn xoay vần khó đoán định, và con đường phát triển kinh doanh của “vua cá tra” cũng vậy. Từ vị trí top 10 trong danh sách những người xếp hạng giàu nhất trên sàn chứng khoán, trong năm 2019, ông Dương Ngọc Minh đã "rớt đài", ra khỏi top 100 và phải oằn mình với gánh nặng nợ nần.

Tham vọng với doanh thu hàng tỷ USD với hàng loạt những thương vụ thâu tóm và mở rộng hoạt động sản xuất trong nước cũng như nước ngoài sang tận Nga... đã đẩy doanh nghiệp này cũng như các doanh nghiệp con vào tình trạng chịu phải khó khăn chồng chất. Chỉ 2 năm 2016, 2017, Hùng Vương đã thua lỗ trên dưới 700 tỷ đồng.

Để giải quyết những khó khăn này, “vua cá tra” đã phải xắn tay áo của mình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của hệ thống bao gồm cả việc thanh lý một số khoản đầu tư và tài sản cố định.

Ông “vua cá tra” Dương Minh Ngọc Xắn tay tái cơ cấu hoạt động kinh doanh

Trong năm 2018, thương hiệu Hùng Vương đã bán 100% vốn tại CTY Thực phẩm Sao Ta, thu lãi tới hơn 213 tỷ đồng. Đồng thời thoái hơn 50% vốn tại công ty Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng ghi nhận lãi hơn 187,2 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2018, CTY Hùng Vương đạt doanh thu thuần hợp nhất lên đến 8.105 tỷ đồng, giảm 47% so với năm 2017 nhưng lãi nhẹ 1,5 tỷ đồng, so với con số lỗ 713 tỷ đồng của năm 2017.

Năm 2019, khi ngành cá tra của Việt Nam đối mặt với những khó khăn do giá cá nguyên liệu đã giảm tới 47%, kéo theo giá xuất khẩu đã giảm sâu mạnh đã khiến Hùng Vương phải kinh doanh dưới giá vốn để rồi ghi nhận một khoản lỗ gộp khổng lồ lên tới 36 tỷ đồng trong quý 4 niên độ 2018 – 2019; lỗ ròng của quý này là 242 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm tài chính 2 năm 2018-2019, doanh thu của thương hiệu Hùng Vương giảm từ 8.100 tỷ xuống 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 600 tỷ, từ 104 tỷ xuống âm 500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của các cổ đông CTY mẹ giảm từ 1,5 tỷ xuống âm 476 tỷ đồng.

Tuy vừa thua lỗ hàng nghìn tỷ trong năm tài chính vừa qua, thế nhưng tháng 2 mới đây, thủy sản Hùng Vương đã công bố quyết định về việc thay đổi kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020.

Theo kế hoạch trình cổ đông, ĐHĐCĐ lần này sẽ có nhiều thay đổi, biến động và đây cũng sẽ là một bước ngoặt để có thể giúp ông Dương Ngọc Minh thực hiện tham vọng trở lại ngôi vương trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra với chỉ tiêu kinh doanh đạt hơn 12,5 nghìn tỷ đồng doanh thu và 790 tỷ đồng lợi nhuận.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềtiểu sử doanh nhân Việt Nam.