Chủ tịch Nguyễn Trọng Thông, theo thống kê tính đến cuối năm 2020, là người giàu thứ 72 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Với việc sở hữu hơn 54.000.000 cổ phiếu HDG, có giá trị lên đến hơn 1.100 tỷ đồng, ông Thông đang là cổ đông lớn nhất Tập đoàn Hà Đô. Cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu kĩ hơn về đại tá Nguyễn Trọng Thông nhé!

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô là ai?

Doanh nhân Nguyễn Trọng Thông được phong quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông sinh năm 1953 tại Hà Tĩnh, hiện đang giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hà Đô. Ông cũng rất vinh dự khi được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2015.


Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hà Đô - Ông Nguyễn Trọng Thông

Gia đình ông là 1 gia đình trí thức ở tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy, ông cũng được ăn học đầy đủ và thi đỗ trường Đại học xây dựng. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia quân đội và sau 1 thời gian, ông trở thành Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời, ông cũng là Trưởng Ban Doanh Trại tại Viện Khoa học kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng.

Tuân theo chủ trương của Bộ Quốc Phòng cũng như luôn mong muốn có thể phát huy lớn nhất tiềm năng của người lính trong thời bình nên ông quyết định hợp tác cùng một số cán bộ chiến sỹ thành lập nên Công ty Hà Đô vào năm 1990. Ông đã chèo lái con thuyền Hà Đô phát triển không ngừng.

Với tư cách là người đã đặt ra nền móng đầu tiên của Tập đoàn Hà Đô, ông Thông đã và đang có những đóng góp lớn lao tới sự phát triển của Tập đoàn. Đến nay ông đã có đến 30 năm gắn bó với quá trình đi lên của Tập đoàn Hà Đô, từng chiến lược, định hướng phát triển của Tập đoàn đều được ông cùng ban lãnh đạo vạch ra rõ ràng.

Tiểu sử ông Nguyễn Trọng Thông:

  • Họ tên: Nguyễn Trọng Thông

  • Sinh ngày: 12/12/1953


Ông cũng rất vinh dự khi được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2015.

  • Quê quán: huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

  • Địa chỉ: Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Trình độ: Kỹ sư Xây dựng tốt nghiệp tại Đại học Xây dựng

  • Gia đình:

    • Vợ: bà Nguyễn Thị Thu Hà

    • Con: anh Nguyễn Trọng Minh, chị Nguyễn Trọng Thùy Vân, chị Nguyễn Trọng Vân Hà

Nguyễn Trọng Thông và những nước đi khôn ngoan của Hà Đô

Trong suốt 10 năm - giai đoạn 1979 đến 1989, ông Thông hoạt động trong quân ngũ. Ông cũng là Trưởng Ban doanh trại tại Viện Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng.

Năm 1990, ông Thông nêu đề xuất với Bộ Quốc phòng về việc thành lập 1 xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự. Và ông đã thành công, chỉ 2 năm sau, xí nghiệp Xây dựng này đã được chuyển hoạt động độc lập đồng thời cũng đổi tên thành Công ty xây dựng Hà Đô.


Với tài năng chèo lái tài tình của ông Thông, Hà Đô đã vươn lên thành 1 tập đoàn lớn mạnh

Sau này, vào năm 1996 với sự dẫn dắt và lãnh đạo của đại tá Nguyễn Trọng Thông, Công ty xây dựng Hà Đô quyết định sáp nhập với một công ty chuyên về thiết bị cơ điện và đổi tên thành Công ty Hà Đô.

Tới năm 2004, Công ty Hà Đô bắt đầu quá trình cổ phần hóa và chuyển thành CTCP Hà Đô. 6 năm sau, Công ty này tiếp tục đổi thành CTCP Tập đoàn Hà Đô và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch là HDG.

Từ một công ty xây dựng nhỏ, với tài năng chèo lái tài tình của ông Thông, Hà Đô đã vươn lên thành 1 tập đoàn lớn mạnh với hệ thống gồm 11 công ty con cùng với 3 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực.

Những dự án nghìn tỷ của Tập đoàn Hà Đô

Nhắc đến Hà Đô, ta phải kể đến các công trình thủy điện tầm cỡ như Nhạn Hạc tại Nghệ An ( với tổng mức đầu tư lên đến gần 2.000 tỷ đồng) hay Nậm Pông tại Quỳ Châu, Nghệ An (với tổng mức đầu tư rơi vào khoảng 800 tỷ đồng).

Ngoài ra, Hà Đô cũng đã cho xây dựng thêm 3 nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bao gồm Sông Tranh 4 (có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng), Za Hưng (có tổng mức đầu tư hơn 500 đồng) và Đăk Mi 2 (với tổng mức đầu tư lên đến 4.700 tỷ đồng).

Nhà máy thủy điện Za Hưng

Tập đoàn Hà Đô lần đầu bước chân vào thị trường bất động sản

Năm 1994, Tập đoàn Hà Đô lần đầu bước chân vào thị trường bất động sản với nhiều những dự án lớn nhỏ khác nhau như Tiểu khu đô thị Nam La Khê, Hà Đông, Hà Nội (với diện tích xây dựng vào khoảng hơn 5.250 m2 và có tổng mức đầu tư lên đến hơn 250 tỷ, tổng số vốn gần 3.350 tỷ đồng hay tòa chung cư Phùng Khoang (với quy mô lên đến 17.200 m2, có số tiền được đầu tư ở tầm 235 tỷ đồng).

Ngoài ra, Hà Đô còn tham gia đầu tư và xây dựng hàng loạt những dự án “khủng” bao gồm Hado Centrosa Garden tại quận 10 (với tổng diện tích gần 68.500 m2 và có tổng vốn đầu tư lên đến 5.000 tỷ đồng), Hado Green Lane tại quận 8 (với tổng diện tích hơn 23.000 m2) hay như dự án Hado Charm Villas tọa lạc tại Hoài Đức, Hà Nội (với tổng diện tích hơn 30 héc ta).


Dự án The Imperial House –Alila Bảo Đại -Nha Trang của Tập đoàn Hà Đô.

Bên cạnh đó, Hà Đô còn sở hữu hàng loạt các dự án nổi bật khác như dự án Hado Dragon City ở huyện Hoài Đức, Hà Nội; khu đô thị mới Dịch Vọng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội hay Alila Bảo Đại The Imperial House tại Nha Trang, Khánh Hòa (với quy mô gần 9 héc ta) và đặc biệt là dự án Nongtha Central Park tại trung tâm thủ đô nước láng giềng của chúng ta - Viêng Chăn-Lào) (diện tích 75 héc ta)

Tập đoàn Hà Đô rơi vào khủng hoảng

Tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hà Đô tính đến ngày 30/9/2020 là vào khoảng hơn 9.700 tỷ đồng, giảm đến 880 tỷ đồng so với thời điểm quý I cùng năm. Bên cạnh đó, tổng tài sản của Tập đoàn chỉ đạt con số 13.622 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với đầu kỳ.


Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hà Đô từ năm 2016 tới năm 2020

Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu Hà Đô đạt mức 3.830 tỷ đồng, có sự tăng trưởng đến 22,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt được là ở mốc 962 tỷ đồng, tăng thêm 20,9% so với cùng kỳ và cũng hoàn thành hơn 82% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm.

Tính đến cuối năm 2020, ông Thông nắm quyền sở hữu lên đến hơn 41.590.000 cổ phiếu HDG, điều này tổng tài sản lên đến con số 1,031 tỷ đồng.

Mối quan hệ giữa Tập đoàn Hà Đô và đầu tư An Lạc.

Trong thời gian những năm gần đây, khoản nợ của Tập đoàn Hà Đô đang có dấu hiệu tăng nhanh và cao gấp 3-4 lần so với vốn của chủ sở hữu, nhưng dù vậy, Hà Đô vẫn cho CTCP Tập đoàn Đầu tư An Lạc vay số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong thời điểm giữa năm 2019, được biết tổng số nợ phải trả của Hà Đô Group tăng từ 8.396 tỷ đồng lên hơn 10.000 tỷ đồng.

Từ những con số đã nêu trên cho thấy, Hà Đô Group đã phải vay rất nhiều khoản nợ để có thể rót vốn đầu tư cho các dự án. Thế nhưng, cách mà doanh nghiệp này cho vay lại khá khó hiểu. Trong đó, mối quan hệ giữa Hà Đô với CTCP Tập đoàn Đầu tư An Lạc là 1 ví dụ điển hình.


Hà Đô Group đã phải vay rất nhiều khoản nợ để có thể rót vốn đầu tư cho các dự án

Cụ thể là vào cuối năm 2018, sau khi đã chuyển nhượng toàn bộ số vốn cổ phần tại An Lạc thì Hà Đô Group đã không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào tại Công ty An Lạc

Đến ngày cuối cùng trong năm 2018, khi Hà Đô Group đã hoàn thành toàn bộ việc bán hết cổ phần của CTCP An Lạc, thì Hà Đô vẫn còn tồn tại 1 khoản tiền phải thu về khi cho vay ngắn hạn với trị giá gần 230 tỷ đồng tại Công ty An Lạc. Điều đáng nói ở đây là các khoản vay này đều không có tài sản để đảm bảo với lãi suất từ 4,5% tới 9,3% hàng năm. Có thể thấy, điều kiện vay mà Hà Đô dành cho An Lạc là vô cùng ưu đãi.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin doanh nhân thế giới.