Chủ tịch Doãn Tới và câu chuyện thăng trầm của “Cá tra”
10 năm trước, từ vị trí dẫn đầu về ngành thủy sản nội địa, Nam Việt đã dần sa sút sau khi quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh đa ngành. Nhưng ở tuổi 65, cựu chiến binh Doãn Tới tin tưởng bản thân ông có thể đưa công ty mình quay về với thời hoàng kim. Cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thêm về vị doanh nhân này nhé!
Khởi đầu khá khó khăn của ông Doãn Tới chỉ với hai bàn tay trắng
Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Thanh Hóa, dù đã bước sang tuổi 65 nhưng chủ tịch Nam Việt nhìn vẫn khỏe mạnh, được biết ông còn thường xuyên chơi quần vợt.
Chủ tịch Nam Việt từng có 20 năm hoạt động trong quân đội. Những năm giữa thập niên 1980, cũng do cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nên người sĩ quan công binh mang tên Doãn Tới buộc phải nuôi heo để cải thiện cuộc sống.
Chủ tịch Nam Việt - Ông Doãn Tới
Trong quá trình chăn nuôi, có đợt ông thất bại vì chuồng trại, có đợt vì giống, có đợt lại vì thức ăn và đến đợt cuối cùng, heo cũng đã phát triển rất tốt. Sau khi thu hoạch ông Tới nhận ra rằng nghề chăn nuôi heo quả thật rất vất vả, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế không lớn.
Đến những năm đầu của thập niên 1990, khi có dịp công tác tại tỉnh đội An Giang, ông có dẫn một nhóm bộ đội đi làm đủ các việc để kiếm thêm thu nhập kinh tế như: xây dựng công trình, kinh doanh gỗ… đôi lúc ông còn được mọi người nói rằng nắm trong tay “1 đội xe xúc đang làm mưa làm gió ở miền Tây.”
Chủ tịch Doãn Tới và những thăng trầm của Nam Việt
Năm vừa qua, CTCP Nam Việt của ông đạt lợi nhuận sau thuế lên đến 600 tỷ đồng, mức kỷ lục trong lịch sử. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ANV tăng lên gấp ba. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị tài sản của nhà sáng lập - ông Đoàn Tới tăng hơn 2.000 tỉ đồng khi kiểm soát đến 80% cổ phần. Đến giờ, Nam Việt đã vượt lên khỏi những ngày u ám trước kia.
Những thành tựu đáng chú ý của Nam Việt
Nam Việt cũng từng là 1 cái tên lẫy lừng trong ngành thủy sản Việt Nam. Trong suốt thời gian những năm 2006 – 2007, công ty này đã hoàn toàn chiếm giữ vị trí quán quân ngành thủy sản Việt Nam.
Những năm 2006 – 2007, công ty này đã hoàn toàn chiếm giữ vị trí quán quân ngành thủy sản Việt Nam.
Cụ thể, công ty chiếm đến 20% thị phần của ngành cá, kim ngạch xuất khẩu của công ty lên đến 165 triệu USD Mỹ, gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu của Agifish và Vĩnh Hoàn. Được biết, công ty Nam Việt là đơn vị thủy sản đầu tiên của người Việt đã xâm nhập thị trường Nga.
Sự thành công về kinh doanh cũng kéo theo những thành tựu đáng chú ý về tài chính của những nhà sáng lập. Mang trên vai những kỳ vọng lớn lao của giới đầu tư, CTCP Nam Việt cũng đã ghi nhận kết quả kinh doanh rất khả quan. Với việc sở hữu lượng cổ phiếu có giá trị tương đương vào khoảng hơn 2.600 tỷ đồng, vào cuối năm 2007, chủ tịch Nam Việt là người đứng thứ năm sàn chứng khoán có giá trị tài sản cao nhất.
Nam Việt dần mất đi vị thế trên thị trường
Nhưng rồi, tham vọng sở hữu một ngân hàng của Nam Việt đã không trở thành hiện thực khi vào thời điểm đó, các thủ tục cấp phép để thành lập ngân hàng mới bị siết lại.Đầu năm 2009, sau khi dốc hết vốn ông Tới cũng đã khởi công được dự án Cromit với số vốn đầu tư vào khoảng gần 1.500 tỷ đồng.
Nam Việt dần mất đi vị thế trên thị trường
Do ảnh hưởng từ việc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Đặc biệt, chỉ riêng ngành thủy sản, số lượng đơn hàng đã có sự sụt giảm đáng kể, nguyên liệu chế biến cũng rơi vào khủng hoảng thừa, các nhà máy chế biến bắt đầu hoạt động cầm chừng.
Thêm vào đó, đến tháng 8/2008, Nam Việt cùng với ba doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam khác nhận tin xấu rằng: thị trường Nga, thị trường hàng đầu của Nam Việt khi đó, đã quyết định đóng cửa với sản phẩm cá tra.
Tình thế xấu khiến các nhà máy thủy sản phải chủ động giảm đi một nửa công suất chế biến. Đến cuối năm 2008, CTCP Nam Việt vẫn dẫn đầu ngành cá với kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 188 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên lợi nhuận lúc đó của công ty chỉ ở mức 25% so với niên độ tài chính trước đó.
Khi ngành thủy sản bắt đầu bấp bênh.
Năm 2009, ông trùm của ngành thủy sản phải báo lỗ lên đến 178 tỷ đồng. Đến năm 2011, ông Tới quyết định dừng lại việc khai thác quặng Ferocrom, việc này đã khiến cho công ty ông chịu lỗ 1 số tiền lớn.
Dựa trên các mối quan hệ của mình, ông Tới tiến hành dự án Bắc tiến. Ban đầu ông Tới tự chắc với bản thân rằng “trận này chắc chắn không thể thua”, nhưng rồi rút cục, dự án này đã khiến ông lỗ thêm số tiền gần 1.000 tỷ đồng.
Đến giai đoạn những năm 2011 – 2014, việc kinh doanh của Nam Việt cũng bấp bênh, bất thường, đôi khi lợi nhuận của công ty chỉ đến vài tỷ đồng.
Đợt khủng hoảng lớn trong ngành thủy sản
Giai đoạn 2011-2015, cơn khủng hoảng của lĩnh vực thủy sản khiến ngành nghề này đã biến mất nhiều cái tên như Bình An, Việt An…, đồng thời cũng làm sa sút hàng loạt các tên tuổi lớn như Nam Việt, Agifish, Hùng Vương.
Bị dồn vào bước đường cùng, nhà sáng lập Nam Việt đã chi ra gần 600 tỷ đồng để mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành nhằm giải cứu cho công ty.
Chủ tịch Doãn Tới đã làm gì để đưa Nam Việt trở lại ?
Công ty hiện đang có trại giống với khả năng cung ứng tới hơn 14 tỷ cá bột. Nam Việt còn sở hữu 1 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất lên đến 380 ngàn tấn, trong đó 80% sản lượng được sử dụng trong nội bộ. Gần đây nhất, Nam Việt đã nhận được giấy phép phát triển 1 vùng chăn nuôi rộng đến 600 ha và nâng diện tích vùng chăn nuôi lên đến con số 1.000 ha.
Sau rất nhiều thăng trầm, chủ tịch Nam Việt vẫn giữ niềm tin mãnh liệt sẽ đưa công ty trở lại.
Những chia sẻ của chủ tịch về ngành cá tra:
Theo ông, trong ngành cá muốn nếu muốn thành công thì phải làm được 5 điều:
1.Điều đầu tiên là Giống:
Doanh nghiệp khi có 1 hệ thống giống tốt và cung cấp đầy đủ cho vùng nuôi thì sẽ có được ưu thế số 1. Hiện nay, chỉ có Nam Việt làm được điều này do có diện tích rộng lớn. Bên cạnh đó, những yếu tố khác mà ông Tới cho là cực kì quan trọng là có công nghệ và con người.
2. Điều thứ 2 chính là cá nguyên liệu:
Cho đến giờ, hầu hết các công ty làm trong ngành cá đều phải đi mua về cá nguyên liệu ở bên ngoài. Nguyên nhân chính là do sản lượng tự làm của doanh nghiệp không đủ để tự cung ứng.
Hầu hết các công ty làm trong ngành cá đều phải đi mua về cá nguyên liệu ở bên ngoài
3. Điều thứ 3 là về nhà máy thức ăn,
Theo chủ tịch Nam Việt thì yếu tố này không khó, chỉ cần có diện tích đất, tiền và công nghệ thì sẽ có được.
4. Điều thứ tư là nhà máy, cơ sở sản xuất
Nam Việt hiện đang có 4 nhà máy. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm thế nào giải quyết được bài toán nhân sự. Hiện tại, chủ yếu nguồn nhân sự đang đổ sang một số lĩnh vực khác như là nhóm ngành dệt may gia giày…
5. Và điều cuối cùng, cũng chính là yếu tố khó nhất - Thị trường.
Sản xuất có nhiều đến đâu nhưng không có đầu ra thì cũng sẽ "tự chết", nên chính sách chiến lược của công ty Nam Việt là phải mở rộng tất cả các thị trường và muốn được như vậy tương đương với việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng với giá cạnh tranh.
Và đặc biệt, 5 điều trên phải có sự liên kết với nhau để thành 1 khối.
Ông Doãn Tới rời khỏi vị trí Chủ tịch tại cá tra Nam Việt
Gần đây, ông Đỗ Lập Nghiệp, Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ CTCP Nam Việt vừa được bổ nhiệm vào vai trò Chủ tịch HĐQT công ty thay thế cho ông Doãn Tới.
Ngoài ra, ông Doãn Tới sẽ giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nam Việt (Navico) từ ngày 30/06/2020.
Tiền thân của Công ty Nam Việt ngày nay là Công ty TNHH Nam Việt chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Sau đó, vào năm 2000 vị doanh nhân này quyết định sẽ mở rộng sang lĩnh vực thủy sản với cột mốc đầu tiên là sự ra đời của nhà máy đông lạnh Nam Việt, nhà máy chuyên chế biến các loại cá tra, basa. Lúc bấy giờ, ông Tới giữ vai trò là giám đốc, còn ông Nghiệp gắn bó với vị trí phó giám đốc.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin doanh nhân Việt Nam nhé!