Trong danh sách top 10 những người giàu có trên sàn chứng khoán Việt, tỷ phú Nam Định Hồ Xuân Năng hiện tại đang đứng ở vị trí thứ 10, với khối tài sản giá trị hơn 7 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, tính đến thời điểm ngày 28/5/2019, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vicostone (VCS) - đang giữ vị trí thứ 10 trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán của Việt Nam. Cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thông tin về doanh nhân giàu có này nhé!

Hồ Xuân Năng là ai?

Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 quê tại Nam Định. Thông tin về cha mẹ, anh chị em của vị doanh nhân luôn được ông giữ bí mật.

Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vicostone (VCS)

Ông là tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật, thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, chủ tịch HĐQT CTY cổ phần Vicostone. Ông Hồ Xuân Năng có biệt danh là “Năng do thái” bởi sự thông minh, tinh tế và khả năng điều hành hệ thống doanh nghiệp xuất sắc.

Hồ Xuân Năng đã từng trải qua nhiều vị trí nhân viên văn phòng công chức trước khi lấn sân sang lĩnh vực, hoạt động kinh doanh. Dưới sự cống hiến của ông và các cộng sự, CTY cổ phần Vicostone đã có những thành công và phát triển rực rỡ. Ngoài ra, ông Hồ Xuân Năng còn giữ chức vụ chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị và CTY cổ phần Style Stone.

Chân dung Hồ Xuân Năng

Trước đó, Hồ Xuân Năng đã đảm nhiệm vị trí thư ký chủ tịch HĐQT công ty mẹ của Vicostone là tổng CTY xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex.

Với tài năng thiên bẩm của mình, Hồ Xuân Năng không chỉ vực dậy CTY Vicostone mà còn đưa các sản phẩm, mặt hàng sản xuất chính đá ốp lát cao cấp nhân tạo vươn ra thị trường thế giới.

Ông Hồ Xuân Năng và vợ đang sở hữu đến 122,648,912 cổ phiếu VCS thông qua CTY cổ phần tập đoàn phượng hoàng xanh A&A. Với số lượng cổ phiếu trên, tài sản của Hồ Xuân Năng ước tính có giá trị trên 12 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, doanh nhân Hồ Xuân Năng còn nổi tiếng với những khoản đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Năm 2017, ông sở hữu lượng lớn cổ phần của trường đại học Thành Tây và quyết tâm giúp trường đại học này lọt vào top 10 trường đại học chuyên nghiên cứu khoa học Việt Nam. Đặc biệt, ông Hồ Xuân Năng còn nuôi tham vọng lớn với mảng xe điện khi cho ra mắt hàng loạt mẫu xe tự hành.

Giấc mơ lớn của doanh nhân người Nam Định Hồ Xuân Năng

Vào buổi lễ ra mắt dành cho Viện Nghiên cứu tiên tiến Thành Tây (TIAS) và Viện Nghiên cứu và công nghệ Phenikaa (PRATI). Trong tiếng nhạc du dương, đầy tinh tế chào mừng sự thành công của buổi lễ, ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa quả quyết rằng: Ông cùng với các cộng sự của ông nhất định và chắc chắn sẽ xây dựng nên được cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học có chất lượng đạt chuẩn quốc tế.

Ông nuôi trong mình giấc mơ đưa Việt Nam sẽ có những công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Dù đầu tư vào mảng nghiên cứu và đào tạo, song Phenikaa khá là kín tiếng về những lĩnh vực mới như này. Không ít NĐT đã có suy nghĩ dường như vẫn có sự nhầm lẫn giữa Tập đoàn mẹ Phenikaa và CTY con Vicostone (VCS).

Từ con số 0 đưa Vicostone nằm Top 4 thế giới về sản xuất đá thạch anh

Đầu tư vào mảng giáo dục cấp bậc đại học không phải là cảm hứng nhất thời, thời gian ngắn của Hồ Xuân Năng, đó là tâm huyết ấp ủ trong nhiều năm của vị doanh nhân người Nam Định này.

Khi được Tổng CTY VINACONEX điều về làm Chủ tịch của Vicostone như một sự hy vọng cuối cùng dành cho CTY khi CTY đứng trên bờ vực phá sản, ông Hồ Xuân Năng đã bẻ hướng, thay đổi hoàn toàn phương hướng và chiến lược sản phẩm, và thị trường của Vicostone. Từ việc sản xuất hàng hóa đến việc tiêu thụ trong nước, ông Năng cho Vicostone sang làm hàng cao cấp, và xuất khẩu toàn bộ hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Từ con số 0 tròn trĩnh, cho tới nay Vicostone đã được các chuyên gia đánh giá là thương hiệu đứng trong TOP 4 nhà sản xuất đá thạch anh lớn nhất trên thế giới. Tập đoàn Phenikaa của vợ chồng ông Hồ Xuân năng cũng sở hữu thương hiệu Vicostone với 5 dây chuyền đạt công suất đạt 2.500.000 m2/năm.

Doanh nhân Hồ Xuân Năng luôn ấp ủ trong người mình ước mơ làm khoa học và giáo dục

Vốn xuất thân là dân nghiên cứu khoa học, trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp đầy tài ba, thành công. Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa ông Hồ Xuân Năng vẫn luôn ấp ủ kế hoạch trong người mình ước mơ làm khoa học và giáo dục từ thuở nào. Theo ông, đây là cách đưa Phenikaa hướng đến sự phát triển và thúc đẩy bền vững, cũng như đồng thời thể hiện trách nhiệm của một người dân với xã hội. Ông Năng cho hay: “Tôi thấy mình cần phải làm được gì đó có ích cho xã hội”.

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009, Khi mà Vicostone bắt đầu có sự thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, Hồ Xuân Năng đã có trong người ý định đầu tư vào một trường đại học. Nhưng thời điểm đấy khủng hoảng kinh trên thế thế giới diễn ra, ông đành gác lại dự định khi mà CTY của ông đang đầu tư vào thị trường trên đất nước Mỹ. Cho tới năm 2015 – 2016, ông Năng mua lại được 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và cho đến cuối năm 2017 ông đã nắm được số cổ phần còn lại và chi phối trường đại học này. Cũng giống như CTY CP Vicostone trước đây, dưới thời của Hồ Xuân Năng, ông đã lèo lái trường Đại học Thành Tây đi sang một con đường khác biệt và hoàn toàn mới.

Thành công của tập đoàn Phenikaa

Từ là một cơ sở đào tạo giáo dục với hệ thống nhân sự và cách thức vận hành theo hướng trường dạy nghề đã hoạt động một thời gian dài chục năm (hướng đào tạo khá phổ biến hiện nay của Việt Nam), Đại học Thành Tây đã được nâng cấp phát triển theo định hướng mới, hiện đại mang trong mình mục tiêu trở thành một trường đại học nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế.

Ông Năng cho thành lập Viện nghiên cứu khoa học thuộc trường Đại học

Ông Năng đã cho thành lập Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành cơ bản trực thuộc trường Đại học Thành Tây hay còn được gọi tắt là TIAS, TIAS tập hợp nhiều nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng có năng lực, triển khai xây dựng những nhóm ngành nghề nghiên cứu mạnh, hoạt động dựa theo các mô hình, phong cách của các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới, TIAS đóng vai trò là nền tảng cho các khoa của trường.

Thành lập viện nghiên cứu trong trường đại học

Mỗi giáo sư của hệ thống trường học sẽ có nhiệm vụ riêng, đảm nhiệm một hướng nghiên cứu và có một nhóm nghiên cứu riêng của cho mình, thành phần bao gồm các tiến sĩ, các nghiên cứu sinh và sinh viên.

Với mô hình, phương thức tập trung vào các nhóm nghiên cứu này đã đem lại nhiều điểm tích cực về mặt hiệu quả công việc. Không chỉ giúp tăng cường khả năng cũng như chất lượng công bố quốc tế, đào tạo mang tính nâng cao và chuyên sâu hơn cho sinh viên, từ đó mà nâng cao thứ hạng xếp hạng trường Đại học, mà còn khắc phục được những điểm yếu, hạn chế tồn tại cố hữu của mô hình tổ chức phân các khoa chia theo bộ môn. Đó là tình trạng bộ môn nào cũng muốn có thời lượng tiết học của bộ môn mình đạt mức tối đa và tác động đến tâm lý khiến cho chương trình giảng dạy trong trường trở nên cứng nhắc, khó thay đổi.

Hồ Xuân Năng - Thủ lĩnh của Vicostone

Ông Hồ Xuân Năng chia sẻ về tầm nhìn, phương hướng dài hạn của Phenikaa trong công cuộc này: “Khi đầu tư vào giáo dục đại học, điều quan trọng là phải xác định là mình muốn đạt được cái gì trong tương lai. Nếu chỉ nghĩ từ 3 đến 5 năm để có nguồn thu, thì tôi thừa sức làm được. Nhưng tạo ra một trường đại học có tầm vóc là một chuyện khác, đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

Và bài toán tài chính kinh tế không phải là vấn đề lớn đối với Tập đoàn Phenikaa. 5 năm đầu là thời điểm mà chúng tôi xây dựng cơ sở vật chất, thu hút nguồn nhân lực và đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu cho các nhà khoa học làm việc. 5 năm đầu không có lãi, nhưng dứt khoát năm thứ 6 trở đi phải có lãi để đầu tư quay trở lại và phát triển tiếp”.

Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tintiểu sử doanh nhânnhé!