Câu chuyện làm giàu của tỷ phú giàu nhất nước Đức Karl Albrecht
Từ con trai của một người thợ mỏ, Karl Albrecht đã cùng em trai mình sáng lập nên chuỗi siêu thị, cửa hàng giá rẻ Aldi với tổng khối tài sản gần 30 tỷ USD.
Karl Albrecht, đồng sáng lập thương hiệu Aldi, chuỗi siêu thị lớn nhất tại Đức. Ảnh: Independent.
Aldi được các chuyên gia đánh giá là mô hình siêu thị, cửa hàng bán lẻ thành công nhất tại nước Đức thời điểm hiện tại, với mức giá rẻ hơn lên đến 30% so với các cửa hàng khác. Chuỗi siêu thị có hơn 3.200 chi nhánh trên khắp đất nước và 50.000 nhân viên. Theo thống kê của CTY, 87% người Đức mua sắm tại Aldi. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu một số thông tin liên quan đến câu chuyện làm giàu của tỷ phú Karl Albrecht nhé!
Karl Albrecht là ai?
Karl Albrecht hiện tại đang là người giàu nhất nước Đức (theo thống kê của Forbes năm 2010) với tổng tài sản ước tính lên đến 23,5 tỷ USD, và là người xếp hạng thứ 10 trong bảng xếp hạng những Doanh nhân giàu có nhất thế giới cùng năm. Ông là người đồng sáng lập ra chuỗi siêu thị, cửa hàng Aldi (cùng em trai Theo Albrecht) có sự phân bố rộng rãi trên khắp nước Đức và tại rất nhiều quốc gia châu Âu.
Karl và Theo Albrecht lớn lên trong một gia đình có cuộc sống bình dị ở Essen, Đức
Karl và Theo Albrecht lớn lên trong một gia đình có cuộc sống bình dị ở Essen, Đức. Bố của hai ông là một thợ mỏ và sau đó là người phụ làm bánh. Mẹ của hai ông có một quầy tạp hóa nho nhỏ ở vùng Schonnebeck, ngoại ô của Essen.
Theo Albrecht vừa làm và vừa học việc ở cửa hàng của mẹ ông, trong khi Karl làm nhân viên trong một nhà hàng. Karl Albrecht cũng đã từng phục vụ trong Quân đội Đức trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh, hai anh em ông tiếp quản công việc ở các cửa hàng của mẹ ông (1946). Siêu thị đầu tiên của thương hiệu Aldi (Albrecht-Discount) được khai trường vào năm 1961.
Karl Albrecht và sự khởi đầu với tiệm tạp hóa
Karl Albrecht (20/2/1920 – 16/7/2014) là một trong những doanh nhân người Đức. Ông cùng với em trai mình là Theo Albrecht đã thành lập lên hệ thống chuỗi siêu thị Aldi.
Karl Albrecht và Theo Albrecht
Karl và Theo Albrecht sinh ra và lớn lên tại thành phố Essen, Đức. Bố của hai ông là một người thợ mỏ và sau đó là người phụ giúp làm bánh. Mẹ thì có một quầy tạp hóa nhỏ ở Schonnebeck, vùng ngoại ô của Essen.
Cả hai anh em đều đã tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng chiến đấu ở hai mặt trận khác nhau. Năm 1946, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh, hai anh em ông trở về để có thể tiếp quản và xây dựng tiệm tạp hóa của mẹ bằng cách học hỏi về thương mại. Karl cũng làm thuê tại một cửa hàng cung cấp đồ ăn để lấy kinh nghiệm.
Cửa hàng tạp hóa của hai anh em chủ yếu hoạt động và bán các nhu yếu phẩm giá rẻ phục vụ người lao động tại khu vực họ sinh sống. Karl Albrecht tìm đến những nhà cung cấp, cửa hàng nhỏ lẻ, ít tên tuổi nhằm cắt giảm chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa, tăng sức cạnh tranh.
Đến năm 1954 họ đã mở được hơn 50 chi nhánh và hoạt động theo nguyên tắc hàng hóa giá thấp nhất và chất lượng tốt nhất. Nhờ hiệu ứng truyền miệng từ những người đã đến mua hàng sang những người chưa từng mua hàng mà cửa hàng của họ nhanh chóng được mọi người biết đến.
Hai tỷ phú giàu nhất nước Đức tiết kiệm từ điện tới bút chì
Viết bút chì tới khi lõi chì của chiếc bút hết hẳn, tắt những bóng điện không cần thiết, không phục vụ nhu cầu trong cửa hàng là những việc mà hai người giàu nhất nước Đức dặn nhân viên thực hiện thường xuyên và đầy đủ để giảm chi phí kinh doanh.
Karl Hans Albrecht và em trai, Theo Albrecht, là hai doanh nhân giàu nhất nước Đức trong vài chục năm trở lại đây. Họ sở hữu khối tài sản trị giá trị lên đến gần 30 tỷ USD nhờ thành lập chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ trong thập niên 40. Giá các mặt hàng của hơn 3.200 chi nhánh Aldi luôn rẻ hơn lên tới 30% so với các siêu thị khác cùng phân khúc. 50.000 người làm việc cho Aldi và thống kê của CTY cho thấy tới 87% dân Đức mua hàng hóa, nhu yếu phẩm của Aldi.
Tuổi ấu thơ của hai vị tỷ phú ở thành phố Essen là quãng thời gian khó khăn và cơ cực. Cha của họ là một người thợ mở, nhưng mất việc vì ông mắc một căn bệnh hiểm nghèo viêm phổi - hậu quả của tình trạng lao động quá nhiều và quá sức ở môi trường độc hại. Bà Emma, mẹ của họ, phải mở một cửa hàng mang tên "Tạp hóa dì Emma" để bán những mặt hàng nhỏ lẻ lặt vặt.
Khi nước Đức gây xích mích và tạo nên Đại chiến Thế giới lần thứ hai, chính quyền bắt Karl và Theo phải ra mặt trận. Họ chiến đấu ở hai nơi, hai chiến tuyến khác nhau và may mắn sống sót để có thể trở về thành phố Essen khi nước Đức bại trận. Cửa hàng bán lẻ của gia đình vẫn còn nguyên sau những năm, tháng chiến tranh.
Ám ảnh bởi kết cục của người cha khi đi làm thuê, hai người quyết định kiếm tiền nhờ cửa hàng bán tạp hóa của mẹ. Họ học hỏi thêm kiến thức về kinh doanh, đồng thời Karl làm thuê cho một cửa hàng bán thức ăn để có thể tích lũy kinh nghiệm. Họ chỉ bán nhu yếu phẩm, đồ ăn vặt, bỏ qua những mặt hàng có thời hạn bảo quản ngắn như những thực phẩm tươi sống.
Đời sống khó khăn sau chiến tranh khiến cho người dân Đức thời bấy giờ phải chi tiêu tiết kiệm và dè sẻn. Vì thế Karl và Theo phán đoán người tiêu dùng chỉ cần những mặt hàng rẻ tiền, chứ không quá chú trọng và tìm kiếm tới uy tín của nhà sản xuất. Để có những mặt hàng rẻ, hai anh em đã hợp tác với các nhà sản xuất nhỏ lẻ và chưa có tên tuổi. Họ cũng không bày hàng lên kệ mà chỉ để sản phẩm, đồ dùng trong những thùng các tông để tiết kiệm chi phí.
Thương hiệu Aldi ngày một phát triển lớn mạnh
Số lượng chi nhánh của họ đã tăng trưởng và đạt 50 vào năm 1954. Lúc ấy, nguyên tắc của họ là bán hàng có giá thấp nhất với chất lượng cao nhất. Chiến lược quảng cáo của họ không có gì đặc biệt, nhưng ảnh hưởng của thương hiệu đã nhanh chóng lan rộng nhờ hành vi lan tỏa truyền miệng của khách hàng.
Sự ra đời và phát triển của chuỗi siêu thị giá rẻ Aldi
Vào năm 1961 thương hiệu Aldi đã chính thức được tạo ra và thành lập, Aldi là viết tắt của cụm từ Albrecht discount nó có nghĩa là chuỗi cửa hàng giảm giá nhà Albrecht. Hai anh em nhà Albrecht có khả năng liên hệ và đàm phán triệt để nhằm cắt giảm tối đa mọi chi phí, để đảm bảo sản phẩm luôn ở giá thấp nhất có thể thu hút được số lượng đông đảo khách hàng. Aldi có khoảng 2.000 chủng loại, mẫu mã hàng hóa và hệ thống có hơn 300 cửa hàng tại Tây Đức vào những năm cuối của thập niên 60.
Siêu thị đầu tiên của Aldi ra đời năm 1961
Tuy nhiên, sau đó Aldi đã tách ra thành hai khu vực để có thể phát triển song song do sự bất đồng quan điểm và tư tưởng của hai anh em về việc bán thuốc lá tại cửa hàng. Karl không ủng hộ việc bán thuốc lá, nắm quyền quản lý các cửa hàng khu vực phía Nam đất nước Đức và thành lập nên Aldi Sud. Còn Theo ở phía Bắc với Aldi Nord. Mặc dù kinh doanh độc lập nhưng cả hai CTY lại có mối liên hệ tốt đẹp nhằm phát triển thương hiệu chung Aldi.
Karl Albrecht đã mở rộng chuỗi cửa hàng thương hiệu Aldi ra khỏi biên giới nước Đức, cụ thể là phía Nam châu Âu, riêng tại Anh đã có lên đến hơn 400 cửa hàng. Thương hiệu Aldi nhanh chóng phủ sóng và xuất hiện tại Mỹ, có tới hơn 10.000 siêu thị tại châu Âu và Australia, cạnh tranh với nhiều hãng phân phối, cửa hàng bán lẻ nổi tiếng như Walmart (Mỹ), Tesco (Anh),… Năm 1976 Karl Albrecht còn xây dựng được hệ thống khách sạn golf tại miền nam nước Đức để có thể thỏa mãn niềm đam mê chơi golf của mình.
Hệ thống cửa hàng, siêu thị thương hiệu Aldi chuyên cung cấp thực phẩm
Tận dụng cuộc suy thoái kinh tế vào những năm 2007 – 2008 với các mặt hàng giá rẻ, Aldi đã ngày càng phát triển. Khi nền kinh tế của Đức phát triển, chuỗi siêu thị này cũng thu hút được đông đảo dân cư cả người giàu đến mua sản phẩm giá rẻ.
Karl Albrecht là người đi tiên phong trong việc đưa những mô hình quản lý và quản trị mới vào thế giới kinh doanh và trở thành tỷ phú giàu nhất nước Đức hiện tại. Năm 2014, Karl Albrecht mất ở tuổi 94. Hai con trai của Karl Albrecht là Beate Heister và Karl Albrecht Jr lên nắm quyền điều hành công ty.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin vềtiểu sử doanh nhân.