Khi thực hiện các thủ tục phổ biến liên quan đến đất đai như: làm sổ đỏ, chuyển nhượng, sang tên người sử dụng, tiến hành xây nhà,... đều cần có giấy cam kết không tranh chấp đất đai. Vậy, mẫu giấy cam kết đất đai là như thế nào và thủ tục xin giấy cam kết ra sao? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu nhanh thông qua bài viết dưới đây.

mau giay cam ket dat dai

1. Mẫu giấy cam kết đất không tranh chấp đai

2. Hướng dẫn cách viết giấy cam kết đất đai chi tiết và chính xác

mau giay cam ket dat dai

Giấy cam kết không tranh chấp đất đai phải có đủ Quốc hiệu, Tiêu ngữ, đồng thời tên của mẫu đơn phải được ghi tại đầu và giữa văn bản.

Mẫu giấy cam kết này cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết về đương sự có yêu cầu cam kết không tranh chấp đất đai bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, nơi đăng ký thường trú để UBND có thể dễ dàng xác nhận thẩm quyền liên quan.

Đương sự có nhu cầu cam kết không tranh chấp đất đai cần cung cấp đầy đủ những thông tin về thửa đất của mình như:

  • Địa chỉ, vị trí chính xác của thửa đất;

  • Thời gian sử dụng đất;

  • Mục đích sử dụng đất.

Theo đó, những thông tin nêu trên phải được ghi đúng theo số liệu có trên tờ bản đồ tại địa chỉ nơi có thửa đất.

Bên cạnh đó, người làm đơn cũng cần cung cấp lý do xin cam kết không tranh chấp cho UBND các cấp có thẩm quyền. Ví dụ như: xin cam kết để mua bán, trao tặng, sang tên, chuyển nhượng thửa đất hoặc để xin giấy phép xây dựng nhà cửa, công xưởng,...

Để giấy cam kết không xảy ra tranh chấp đất đai được hợp pháp thì cần có thêm chữ ký của người yêu cầu và xác nhận từ UBND cấp xã (phường, thị trấn) tại nơi có thửa đất.

Xem thêm: Sổ đỏ và sổ hồng là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

3. Thủ tục khi xin giấy cam kết không tranh chấp đất đai

mau giay cam ket dat dai

Trước tiên, người làm đơn cần soạn đầy đủ hồ sơ trong đó có mẫu giấy cam kết không tranh chấp đất đai rồi nộp trực tiếp đến UBND cấp xã. Sau đó, UBND cấp xã sẽ căn cứ vào đó và xác nhận xem thửa đất của đương sự có xảy ra tranh chấp hay không.

Trường hợp thửa đất của bạn không xảy ra tranh chấp nào thì UBND cấp xã sẽ đóng dấu mộc vào giấy cam kết, sau đó sẽ gửi trả lại bạn theo địa chỉ đã ghi trên tờ đơn.

Xem thêm: Tổng hợp các loại thuế khi mua bán đất nên biết

Thông qua bài viết trên, BATDONGSAN EXPRESS đã hướng dẫn bạn đọc cách ghi mẫu giấy cam kết đất đai chính xác và chi tiết cũng như chia sẻ các thủ tục cần thiết. Hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc cũng như cung cấp thêm kiến thức bổ ích đến bạn đọc.