Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất hoàn chỉnh
Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai phổ biến như: mua bán, chuyển nhượng đất đai, cấp sổ đỏ, sổ hồng cho thửa đất,... thì đều cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Vậy, cách viết mẫu đơn xin giấy xác nhận quyền sử dụng đất và thủ tục theo quy định của pháp luật hiện nay là như thế nào? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu nhanh thông tin ngay trong bài viết dưới đây.
1. Những loại mẫu đơn xin xác nhận đất đai phổ biến hiện nay
Dưới đây là những mẫu đơn xin xác nhận đất đai phổ biến được pháp luật quy định, cụ thể bao gồm:
- Đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất đai.
- Đơn xin xác nhận đất dùng để ở.
- Đơn xin xác nhận đất được khai hoang.
- Đơn xin xác nhận đất không xảy ra tình trạng tranh chấp.
- Đơn xin xác nhận tình trạng đất đai.
- Đơn xin xác nhận nguồn gốc thửa đất.
- Đơn xin xác nhận diện tích thửa đất.
Xem thêm:Mẫu giấy cam kết đất đai mới và hoàn chỉnh
2. Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất mới nhất
3. Nơi nộp đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất chính xác
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, người làm đơn có thể nộp đơn xin xác nhận đất đai tại các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện tại nơi có thửa đất. Tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định về việc nộp đơn xin xác nhận đất đai như sau:
“ a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;”
Xem thêm: Sổ đỏ và sổ hồng là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
4. Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất
1. Đề mục “Kính gửi”:
- Tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 có quy định về nơi cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp cụ thể như sau:
Ghi là UBND cấp tỉnh tại nơi có đất nếu đương sự đề nghị cấp Giấy chứng nhận thuộc các trường hợp: “tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.”
Ghi là UBND cấp huyện tại nơi có đất nếu đương sự đề nghị cấp Giấy chứng nhận thuộc các trường hợp: “hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
2. Đề mục “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất”:
- Đối với phần tên cần viết chữ in hoa và bao gồm các thông tin sau đây:
Trường hợp là cá nhân thì cần ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD;
Trường hợp là hộ gia đình cần ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD (nếu có) của 2 vợ chồng chủ hộ;
Trường hợp là tổ chức thì cần ghi đầy đủ tên cũng như quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh, đầu tư (ghi đầy đủ tên, số, ngày ký và cơ quan ký văn bản trên);
Trường hợp là cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam hiện đang định cư tại nước ngoài thì cần ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số, ngày và nơi cấp hộ chiếu.
Trường hợp có nhiều chủ sử dụng chung một thửa đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất đai cần ghi đủ tên của các chủ vào danh sách đính kèm.
- Phần “Địa chỉ thường trú”: Cần ghi đầy đủ địa chỉ thường trú của hộ gia đình hoặc của cá nhân theo đúng thông tin trên sổ hộ khẩu ( trường hợp có nơi thường trú khác thì cần ghi địa chỉ thường trú mới nhất).
3. Đề mục “Đề nghị”:
- Các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân cần tích chữ (v) vào ô trống theo đúng yêu cầu cấp giấy chứng nhận của mình. Ví dụ: Trường hợp cần yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì phải tích chữ (v) vào ô đề nghị cấp giấy chứng nhận đối với đất.
4. Đề mục “Thửa đất đăng ký”:
- Nếu đương sự đăng ký cho nhiều thửa đất nông nghiệp mà không yêu cầu cấp giấy chứng nhận hoặc chỉ yêu cầu cấp chung một giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất nông nghiệp nêu trên thì chỉ ghi tổng số thửa và ghi đầy đủ thông tin từng thửa vào mục này (Theo mẫu 04c/ĐK)
- Đối với tiểu mục “Nguồn gốc sử dụng” cần ghi rõ là được Nhà nước giao với hình thức có thu tiền hoặc giao với hình thức không thu tiền; cho thuê đất trả tiền theo năm hoặc trả tiền trong một lần,...
5. Đề mục “Tài sản gắn liền với đất”:
- Người làm đơn có nhu cầu được xác nhận quyền sở hữu tài sản thì cần kê khai đầy đủ vào đề mục này.
- Đối với tiểu mục “Nhà ở, công trình xây dựng khác”:
Cần ghi rõ loại nhà ở, công trình cụ thể như: nhà ở riêng, phòng chung cư, văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất, nhà khó,... và các thông tin có liên quan với công trình như: tổng diện tích xây dựng, số tầng xây dựng, diện tích sàn,...
Nếu người viết đơn có nhiều nhà ở hoặc công trình khác thì chỉ cần kê khai thông tin chung và tổng diện tích xây dựng của nhà ở, công trình. Đồng thời cần đính kèm danh sách tổng số nhà ở, công trình theo đơn.
- Đối với tiểu mục “Rừng sản xuất là rừng trồng”; “Cây lâu năm”: Nếu diện tích cần xác nhận là đất có dính rừng thì cần kê khai đầy đủ thông tin theo lần lượt từng mục về loại rừng, cây lâu năm,...
6. Đề mục “Những giấy tờ nộp kèm theo”:
- Người làm đơn cần kê khai đầy đủ những loại giấy tờ đính kèm như: các bản chính hợp đồng mua bán đất đai, bản chính hóa đơn giá trị gia tăng, bản chính xác nhận đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan (nếu có), bản sao công chứng sổ hộ khẩu,...
7. Đề mục “Có nhu cầu ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính”:
- Chỉ ghi mục này nếu các tổ chức, hộ gia đình hoặc có nhu cầu.
8. Đề mục “Ngày, tháng, năm”:
- Các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân làm đơn cần ghi đầy đủ địa điểm viết đơn, ngày tháng năm viết đơn sau đó ký và ghi rõ họ tên (hoặc đóng dấu nếu có).
Lưu ý: Chỉ ghi đầy đủ các đề mục nêu trên, các đề mục còn lại thuộc thẩm quyền của cơ quan các cấp xác nhận, người viết đơn không được ghi vào.
Qua bài viết trên, BATDONGSAN EXPRESS đã hướng dẫn bạn đọc cách viết đầy đủ và hoàn chỉnh của mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất đai cũng như chia sẻ những lưu ý cần nhớ. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân liên quan đến đất đai.