Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai mới và đầy đủ, chi tiết
Khi có những sự thay đổi về các thông tin liên quan đến thửa đất như: chuyển nhượng, sang tên, cho thuê, xây nhà trên đất,... thì chủ sở hữu cần làm thủ tục đăng ký biến động đất đai. Bài viết dưới đây của BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ đến bạn đọc mẫu đơn đăng ký biến động đất đai đầy đủ, những lưu ý quan trọng cũng như hướng dẫn cách viết chi tiết mẫu đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK.
1. Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai mới nhất
2. Các trường hợp cần làm đơn đăng ký biến động đất đai
Đơn đăng ký biến động đất đai thường được sử dụng trong các trường hợp có liên quan đến những biến động về đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất. Dưới đây là những trường hợp cần phải làm đơn biến động đất đai theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Đối với người sử dụng hoặc chủ sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất khi cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, chuyển quyền thừa kế, tặng lại quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra còn các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất như: thế chấp đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
Người sử dụng hoặc chủ sở hữu đất, tài sản gắn liền với đất có thể đổi tên;
Khi có những thay đổi liên quan đến đất như: hình dáng, kích thước, số hiệu tờ bản đồ, địa chỉ của đất, diện tích đất,...
Khi có những thay đổi liên quan đến tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã ký ban đầu;
Khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất;
Khi có các thay đổi về thời hạn sử dụng đất hợp pháp;
Khi có các chuyển đổi về hình thức cho thuê như: từ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm sang thu tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê; từ Nhà nước bàn giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất sang cho thuê đất; từ cho thuê đất sang bàn giao đất có thu phí sử dụng đất theo các quy định của luật pháp;
Khi cần bàn giao, chuyển đổi quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với thửa đất của riêng vợ hoặc chồng sang quyền sử dụng chung, sở hữu tài sản gắn liền với đất chung của vợ và chồng;
Khi muốn tách quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản khác gắn liền với đất của doanh nghiệp, tổ chức, của gia đình, của vợ và chồng hay của nhóm người có chung quyền sử dụng đất, nhóm sở hữu tài sản chung gắn liền với đất đai;
Khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất đai theo các kết quả hòa giải về tranh chấp được cơ quan các cấp có thẩm quyền quyết định và công nhận; khi cần có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp đất để xử lý các khoản nợ; khi quyết định của cơ quan các cấp có thẩm quyền trong giải quyết những tranh chấp, khiếu nại hoặc tố cáo về đất đai hoặc các bản án của Tòa án Nhân dân và quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án được thi hành; khi cần có giấy công nhận kết quả đấu giá về quyền sử dụng đất là phù hợp với luật pháp;
Khi có nhu cầu xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền sử dụng hạn chế của thửa đất kế bên;
Khi có những thay đổi về các hạn chế về quyền của người sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đai.
Có thể thấy, nếu xảy ra những thay đổi như các trường hợp trên, người chủ sở hữu đất cần nhanh chóng chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ bao gồm đơn đăng ký biến động đất đai đến cơ quan các cấp có thẩm quyền để được giải quyết những thủ tục liên quan đến biến động đất đai cần thiết.
Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất hoàn chỉnh
3. Cách viết đơn đăng ký biến động đất đai chi tiết
Khi viết đơn đăng ký biến động đất đai, người làm đơn cần cẩn thận kê khai đầy đủ và chính xác các nội dung có trong tờ đơn mẫu, tránh trường hợp sai sót khiến hồ sơ bị trả lại dẫn đến việc kéo dài, mất thời gian trong quá trình làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Dưới đây là những vấn đề quan trọng mà người làm đơn cần lưu ý:
Đối với đề mục kính gửi: Người làm đơn cần lưu ý điền tên Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại quận, huyện nơi sở hữu đất;
Đối với đề mục thông tin của người sử dụng đất: Người làm đơn cần kê khai đúng họ tên, địa chỉ theo giấy chứng nhận được cấp, trường hợp xảy ra thay đổi cần ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi, đồng thời nộp đính kèm minh chứng thay đổi. Trong trường hợp cần đăng ký biến động đất đai do chuyển nhượng, trao tặng quyền sử dụng đất thì phải điền tên của chủ sử dụng đất mới.
Đối với đề mục nội dung biến động: Người làm đơn cần điền chính xác theo lý do xảy ra biến động đất đai. Ví dụ như: khi có thay đổi liên quan đến nhà hoặc tài sản khác gắn liền với đất cần ghi chính xác nội dung trên giấy chứng nhận trước khi chưa xây dựng nhà hoặc trước khi có nhà cũ; đối với thông tin khi có nhà hay nhà mới thì cần ghi đầy đủ như sau: loại nhà gì, diện tích xây dựng là bao nhiêu,... Trong trường hợp có thay đổi về chủ sử dụng đất khi mua bán, trao tặng đất cần ghi là biến động về chủ sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đai.
Đối với đề mục lý do biến động: Vì đây là mẫu đơn sử dụng trong các trường hợp có xảy ra biến động như mục 2 của bài viết, nên bạn có thể dựa vào các trường hợp đó để ghi lý do biến động sao cho phù hợp.
Xem thêm: Mẫu giấy cam kết đai mới và hoàn chỉnh
4. Những lưu ý quan trọng khi viết đơn đăng ký biến động đất đai
Cần điền đúng tên cũng như địa chỉ theo giấy chứng nhận đã được cấp, trong trường hợp có sự thay đổi về tên thì cần ghi cả thông tin trước và sau thay đổi, đồng thời nộp đính kèm minh chứng thay đổi.
Trong trường hợp có các thay đổi về quyền sử dụng đất doanh nghiệp không nằm trong trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, sang tên, cho thuê, chuyển quyền thừa kế, trao tặng hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất; cần chuyển đổi quyền sử dụng đất hay sở hữu tài sản khác gắn liền với đất của vợ/chồng thay của chung; trong trường hợp đã có xác nhận thay đổi về thông tin pháp lý, số CMND, CCCD, địa chỉ trong giấy chứng nhận thì không cần kê khai hoặc xác nhận tại Điểm 5 của Mục I, II, III và IV của mẫu đơn.
Trong trường hợp cần xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình hay cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận thì không cần kê khai và không cần xác nhận lại thông tin tại Điểm 5 Mục I, II, III và IV của mẫu đơn.
Như vậy, bài viết trên của BATDONGSAN EXPRESS đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan cần thiết đến mẫu đơn đăng ký biến động đất đai. Hy vọng những kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn và người thân bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.