Tầm quan trọng của đất đai đối với con người và cuộc sống
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, đất đai được xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Song với quan điểm của một số người, đất đai chỉ đơn giản là một loại tài sản đặc biệt có giá trị rất lớn, có thể được tích lũy và tạo ra lợi nhuận bằng nhiều cách. Nhưng thực ra vai trò thật sự của đất đai đối với sự phát triển của xã hội là gì? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu vai trò của đất đai ngay trong bài viết dưới đây.
1. Đất đai nghĩa là gì?
Đối với sản xuất, đất đai chính là vật chất mà bất kỳ hoạt động liên quan nào cũng cần đến. Tất cả mọi kỹ thuật vật chất, văn hóa khoa học đều được xây dựng và tạo nên trong việc sử dụng đất đai.
Tại hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janeiro, Brazil, 1993, đưa ra định nghĩa về đất đai: “Đất đai là phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả những gì tạo thành của môi trường sinh thái trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, các dạng địa hình khác nhau,các lớp trầm tích nằm sát bề mặt cùng với mạch nước ngầm và khoáng sản có trong lòng đất, động vật, thực vật, trạng thái đang định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tưới tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…)”.
Dưới góc độ pháp lý, trong Luật đất đai khẳng định: “Đất đai chính là tài nguyên quốc gia cực kỳ quý báu, được xem là tư liệu sản xuất đặc biệt, yếu tố cần thiết của môi trường sống trên Trái Đất, là địa bàn phân bố các khu dân cư và xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
2. Đất đai có đặc điểm gì?
– Đất đai có đặc tính cố định, không thể di chuyển đi nơi khác hay sinh sản ra thêm. Vì vậy, ở các khu vực khác nhau như đô thị và vùng nông thôn, giá trị đất đai sẽ có sự chênh lệch hoặc chịu tác động từ nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, kinh tế, dân cư,…
– Đất đai là một loại tài sản sẽ không bị hao mòn theo thời gian, mà ngược giá trị luôn tăng dần.
– Đất đai có tính đa dạng trong tính chất và mục đích sử dụng. Ở một số khu vực khác nhau, đất đai sẽ có đặc trưng riêng và phù hợp cho một vài hoạt động kinh tế hay sản xuất nhất định. Ví dụ trong nông nghiệp, có nơi đất chỉ thích hợp để trồng cây công nghiệp, cây lâu năm,… nhưng có những vùng lại chỉ thích hợp để trồng các loại cây hoa màu, cây ngắn ngày,…
– Đất đai chính là tư liệu sản xuất luôn gắn liền với từng hoạt động của con người. Con người khi tác động vào đất đai sẽ tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu sống của mình. Cho dù là tác động trực tiếp hay gián tiếp thì theo nguyên lý, tính chất của đất đai, nó đã thay đổi dựa trên nhu cầu sử dụng.
Khi kinh tế phát triển, việc sử dụng đất đai cũng đa dạng hơn thông qua các hoạt động mua bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi quyền sử dụng đất. Chính vì thế, đất đai đang dần trở thành một loại hàng hóa rất đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại.
3. Vai trò của tài nguyên đất
Đất đai nắm giữ 03 vai trò chủ đạo
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội con người. Nếu không có đất đai thì cũng không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào; sẽ không có môi trường, điều kiện sống cho cả con người và động vật trên hành tinh này.
- Đất đai tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Trên đất đai, người ta có thể xây dựng những công trình kiến trúc, xã hội, thuỷ lợi, giao thông,... phục vụ cho đời sống và sản xuất của chúng ta.
- Đất đai được xem là tài sản cố định để tích lũy hoặc đầu tư. Đất đai cũng như một thước đo về sự thịnh vượng của mỗi quốc gia; qua các thế hệ con người thường xem sự tích lũy, chuyển nhượng đất đai như một sự bảo đảm về mặt tài chính.
Trong từng lĩnh vực khác nhau đất đai cũng có những vai trò khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng và tính chất riêng của nó.
Với các ngành thuộc nhóm phi nông nghiệp: đất đai đóng vai trò là tiền đề về mặt không gian và vị trí để hoàn thành quá trình lao động.
Với các ngành nông - lâm nghiệp: đất đai được coi điều kiện vật chất, là cơ sở không gian, hơn nữa, cũng đồng thời là đối tượng và công cụ, phương tiện lao động.
Trong những giao dịch bất động sản, đất đai chính là đối tượng của hợp đồng mua bán, là “công cụ đặc biệt” để tạo ra lợi nhuận cho người dùng. Khi kinh tế phát triển sẽ khiến cho mối quan hệ giữa đất và con người trở nên càng cạnh tranh gay gắt hơn, có lẽ vì dân số tăng khá nhanh mà quỹ đất có hạn và giá trị đất đai ngày càng được nâng tầm.
Xem thêm: Nhà sổ chung là gì? Có nên mua nhà sổ chung hay không?
4. Quy hoạch sử dụng đất
Có 03 tính chất nổi bật trong quá trình quy hoạch sử dụng đất:
- Tính kỹ thuật: nhằm đề ra các công tác chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo lường, khoanh định, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu,... để thống kê lại diện tích đất đai, phân chia khoảnh thửa,...
- Tính kinh tế: khi bàn giao đất, cần xác định rõ mục đích sử dụng đất qua phương án quy hoạch sử dụng đất. Bởi điều này sẽ tạo cơ sở nền tảng cực kì quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả hơn đối với tiềm năng đất đai, đây là yếu tố rõ ràng nhất của tính kinh tế. Chỉ khi sử dụng đất theo quy hoạch, phù hợp với từng địa phương thì mới có thể mang lại sự phát triển lâu dài.
- Tính pháp chế: đất đai là được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng tuỳ vào từng mục đích cụ thể đã được xác định trước theo phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh đó là rất nhiều các quy định pháp luật ở những văn bản luật chung, luật chuyên ngành để điều chỉnh các trường hợp cụ thể. Những hoạt động liên quan đến đất đai, quy hoạch và sử dụng đất đều sẽ được giám sát chặt chẽ, có các chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm.
Xem thêm: Văn phòng ảo là gì? Những lợi ích mà văn phòng ảo đem lại
Vấn đề lập quy hoạch sử dụng có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc gìn giữ, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trước mắt cũng như lâu dài. Nó sẽ làm cơ sở để phát triển sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội.
Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất còn giúp hạn chế chồng chéo, tránh gây lãng phí quỹ đất và giúp ngăn chặn hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến đất đai như hủy hoại, phá vỡ cân bằng sinh thái,...
Qua bài viết trên đây, BATDONGSAN EXPRESS tin rằng bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng, vai trò và giá trị mà đất đai mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Hi vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích.