Bên cạnh các trường hợp được hưởng tài sản thừa kế theo di chúc để lại và theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế thì trong nhiều tình huống, có thể xét đến quyền thừa kế thế vị. Vậy thừa kế thế vị là gì? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

I. Thừa kế thế vị là gì?

Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về luật thừa kế thế vị như sau:

  • Trong trường hợp mà con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống

  • Trong trường hợp mà cháu cũng chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản của cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn sống

Như vậy, có thể hiểu rằng thừa kế thế vị là việc mà người để lại di sản và con hoặc cháu của người đó chết trước hoặc cùng một lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế khối tài sản đó sẽ được chuyển lại cho cháu hoặc chắt của người này.

thua ke the vi

II. Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị ra sao?

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh dựa trên cơ sở thừa kế theo quy định của pháp luật chứ không phát sinh từ di chúc để lại

Xem thêm: Thủ tục mua nhà phát mãi từ ngân hàng [MỚI NHẤT 2023]

1. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản, khi đó cháu/chắt được hưởng số di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh dựa trên cơ sở thừa kế theo quy định của pháp luật chứ không phát sinh từ di chúc để lại. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước đó hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản thì phần di chúc đó không có hiệu lực và phải thực hiện chia di sản theo quy định của pháp luật.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế đầu tiên. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế đầu tiên và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).

Người thừa kế thế vị phải tuân theo các nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau khoảng thời gian mở thừa kế nhưng đã thành thai nhi trước khi người để lại di sản qua đời.

  • Khi còn sống, bố hoặc mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là nếu không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì con/cháu của những người này mới được phép thế vị)

  • Phần di sản mà người thừa kế thế vị được quyền hưởng: Thừa kế thế vị không giống như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần được quy định ở Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị đều được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của người đó được hưởng nếu còn sống

2. Xác định di sản để chia trong thừa kế thế vị như thế nào?

Trong trường hợp mà con của người để lại di sản (gọi là A) chết cùng lúc với người để lại di sản (gọi là B) thì giữa họ sẽ không phát sinh việc thừa kế đối với di sản của nhau theo quy định tại Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi đó, di sản của người chết (B) sẽ là tài sản của người đó (B).

Còn trong trường hợp con của người để lại di sản (A) chết trước thì di sản của người này (B) được xác định gồm có: tài sản của chính người này (B) và tài sản mà B được thừa kế từ người con đã chết (A). Liên quan đến tình huống này, có 2 quan điểm được đưa ra như sau:

Quan điểm thứ nhất: Tất cả di sản của người để lại di sản (B) khi chia thừa kế thế vị (cho con của A) sẽ là tài sản của chính người để lại di sản (B) và không bao gồm phần di sản người này được hưởng thừa kế từ người con chết trước (A).

Theo quan điểm này, thừa kế thế vị chính là việc người thế vị sẽ được hưởng tất cả di sản mà cha hoặc mẹ của người này được hưởng nếu còn sống. Vì vậy, phần di sản được xác định khi chia cho người thế vị không bao gồm di sản mà B được hưởng thừa kế từ người A (cha/mẹ của người thế vị). Hay nói cách khác, nếu A còn sống thì sẽ được hưởng thừa kế di sản của B nhưng do A đã chết trước đó nên sẽ không thể hưởng phần này và phần di sản chuyển tiếp cho con của A. Bên cạnh đó, theo quy định về thừa kế theo pháp luật thì con của A đã được hưởng một phần di sản của A (thuộc hàng thừa kế thứ nhất).

Xem thêm: Phân biệt thị trường bất động sản sơ cấp và thứ cấp [2023]

thua ke the vi

Quan điểm thứ hai: Xác định phần di sản của người để lại di sản (B) khi chia thừa kế thế vị (cho con của A) gồm có: đầu tiên là tài sản của chính người để lại di sản (B) và phần di sản B được hưởng thừa kế từ người con chết trước (A).

Đối với quan điểm này, căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Theo đó, phần di sản mà B được hưởng thừa kế từ A cũng nằm trong phần tài sản của B. Tài sản mà B được hưởng thừa kế từ A có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tóm lại, khi xác định di sản của B để phân chia cho người thừa kế thế vị thì phải tính phần tài sản của B cộng với phần di sản mà B được hưởng thừa kế từ A.

3. Thừa kế thế vị hay hàng thừa kế thứ hai, thứ ba như thế nào?

Trong trường hợp người để lại di sản chỉ có duy nhất một người con (có thể hiểu là không còn hàng thừa kế thứ nhất), vậy nếu người con này chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản thì sẽ áp dụng quy định về thừa kế thế vị hay sẽ được xác định theo hàng thừa kế?

Căn cứ theo điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con ruột hoặc con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai sẽ là cháu ruột của người đã mất. Hàng thừa kế thứ ba có chắt ruột của người đã mất.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ có quyền hưởng thừa kế, trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản.

Thực tế, bản chất của việc thừa kế thế vị là “thay thế vị trí để nhận thừa kế” để cho di sản của người chết được truyền lại cho con cháu, tránh trường hợp người nhà (cháu chắt) họ không nhận được tài sản mà lại thuộc về “người ngoài”.

Chính vì vậy, thừa kế thế vị sẽ được xem xét khi hàng thừa kế thứ nhất ngoài người đã chết trước thời điểm với người để lại phần di sản thì vẫn còn những người khác. Trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì xem xét đến hàng thừa kế thứ hai, khi đó người cháu sẽ nhận được một phần di sản xét theo hàng thừa kế.

Trên đây là thông tin chi tiết về thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật mà BATDONGSAN EXPRESS muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những tình huống thực tế trong việc thừa hưởng tài sản theo thừa kế thế vị.