Luật thừa kế đất đai khi không có di chúc
Có thế thấy, đất đai là một trong những di sản thừa kế vô cùng có giá trị nên có nguy cơ xảy ra tranh chấp vô cùng cao, nhất là khi người mất không để lại di chúc. Nếu như người còn sống hiểu các quy định của pháp luật về quyền thừa kế đất đai thì sẽ rất dễ sẽ ra mâu thuẫn giữa những người thân với nhau, dẫn đến mất mất đoàn kết. Bài viết dưới đây, BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ đến bạn các quy định của pháp luật về luật thừa kế đất đai không di chúc cũng như điều kiện để được thừa hưởng di sản đất đai.
I. Thế nào là quyền thừa kế đất đai không di chúc?
Quyền thừa kế là quyền lập di chúc nhằm mục đích định đoạt tài sản của mình sau khi mất của cá nhân, quyền để lại tài sản của bản thân cho người thừa kế theo quy định pháp luật và quyền người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản theo bản di chúc hoặc theo pháp luật.
Có hai hình thức thừa kế được pháp luật quy định bao gồm: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Chính vì vậy, quyền thừa kế đất đai trong trường hợp không có di chúc cũng là một hình thức thừa kế đất đai đúng theo quy định của pháp luật, quyền này bao gồm quyền lập di chúc nhằm định đoạt tài sản đất đai của bản thân sau khi chết, quyền để lại tài sản đất đai của bản thân cho người thừa kế theo đúng pháp luật ( thường gặp nhất là cha mẹ để lại tài sản đất đai cho con cái thừa kế bằng hình thức chuyển giao lại quyền sử dụng đất) và quyền được thừa hưởng phần di sản đất đai theo đúng pháp luật của người được thừa hưởng đất đai.
Xem thêm:
II. Đất đai được thừa kế cần đủ những điều kiện nào?
Đất đai được thừa kế cần đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật tại Điều 188 Luật đất đai 2013, bao gồm:
Phải có Giấy chứng nhận, không tính trường hợp nhận thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 168 và trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 186 của Luật này
Đất đai không có sự tranh chấp
Quyền sử dụng đất phải không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án
Đất còn trong thời hạn sử dụng
Ngoài những điều kiện nêu trên, người sử dụng đất khi được thừa kế phải có đầy đủ điều kiện được quy định tại các điều từ điều 189 đến điều 194 của Luật đất đai về điều kiện mua và bán tài sản gắn liền với đất Nhà nước cho thuê hàng năm; điều kiện chuyển quyền sử dụng trong đất nông nghiệp; trường hợp cá nhân hay hộ gia đình tặng hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đủ điều kiện; trường hợp không được nhận tặng hay nhận chuyển nhượng cho quyền sử dụng đất…
Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện đăng ký tại cơ quan đất đai và sẽ có hiệu lực bắt đầu từ lúc đăng ký vào sổ địa chính.
III. Cách để xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
Cách để xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được quy định tại Mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP như sau:
+ Đối với trường hợp đất đai do người mất để lại (không phân biệt người có tài sản hay người không có tài sản gắn với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng luật đất đai của các năm 1987, 1993, 2003 thì quyền sử dụng đất đó chính là di sản.
+ Đối với đất đai do người mất để lại và người đó có một trong những loại giấy được quy định tại các Khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai quy định năm 2003, thì quyền sử dụng đất đó được coi là di sản, nó không phụ thuộc vào lúc mở thừa kế.
+ Đối với trường hợp người mất để lại quyền sử dụng đất nhưng đất đó lại không có một trong những loại giấy tờ đã được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1 và 1.2 ở mục 1 này nhưng lại có di sản là nhà ở hay các vật kiến trúc như giếng nước, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà thờ, nhà để ô tô, tường xây hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất (như hệ thống tưới, kho tàng, tiêu nước, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi hay các tài sản khác trên đất như cây ăn quả, cây lấy lá, cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây lâu năm) gắn với quyền sử dụng mảnh đất đó mà có yêu cầu để nghị chia di sản thừa kế thì cần phân biệt rõ trong các trường hợp sau đây:
Trong trường hợp nếu đương sự đã có văn bản do Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì yêu cầu chia di sản và quyền sử dụng đất sẽ vẫn được Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp dù đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nói rõ về việc sử dụng đất đó là không vi phạm và cân nhắc xem xét giao quyền sử dụng đất thì Toà án cũng sẽ giải quyết yêu cầu chia di sản và quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần xác định ranh giới và tạm giao cho đương sự quyền sử dụng đất đó để Ủy ban nhân dân tiến hành các thủ tục để nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và giao quyền sử dụng đất cho đương sự theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp nếu như Ủy ban nhân dân có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó không hợp pháp, quyền sử dụng đất không tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ thực hiện giải quyết các tranh chấp về di sản là tài sản trên đất mà thôi.
+ Đối với trường hợp nếu người mất để lại quyền sử dụng đất nhưng đất đó lại không có bất cứ loại giấy tờ nào được yêu cầu tại các tiểu mục thứ nhất và mục thứ hai, đồng thời cũng không có di sản nào là tài sản gắn với quyền sử dụng đất được quy định tại tiểu mục thứ ba, thì khi có tranh chấp xảy ra, Ủy ban nhân dân sẽ giải quyết dựa trên các quy định của pháp luật về luật đất đai.
IV. Các bước làm thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc
Có 3 bước là:
Bước 1: Đem văn bản khai nhận di sản thừa kế đi công chứng tại văn phòng công chứng. Hồ sơ công chứng gồm:
Giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất là của người để lại di sản đó.
Giấy tờ để chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản theo đúng quy định của pháp luật về luật thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, thụ lý công chứng và sau đó đem niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Bước 3: Thực hiện đăng ký biến động về đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
Tính từ ngày hoàn thành phân chia quyền sử dụng đất là di sản được thừa kế, trong vòng không quá 30 ngày, người sử dụng đất đó phải tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề thừa kế đất đai khi không có di chúc mà BAT DONG SAN EXPRESSđã chia sẻ đến bạn. Nếu quý bạn đọc vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thừa kế đất đai, quyền sử dụng đất,... vui lòng truy cập vào website batdongsanexpress.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 24 39749350 hoặc +84 24 39749351. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp tại địa chỉ 73 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh để được các nhân viên của chúng tôi tư vấn một cách tận tình nhất.