Hiện nay, khi thuê nhà trọ chủ nhà thường yêu cầu cam kết hợp đồng thuê nhà để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên. Vậy hợp đồng thuê nhà này có cần được công chứng và chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền hay không? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

hop dong thue nha co can cong chung khong

I. Hợp đồng thuê nhà là gì?

Hợp đồng thuê nhà là loại văn bản đề cập đến việc cho thuê tài sản, ghi lại sự thỏa thuận và nhất trí giữa các bên tham gia về một số điều khoản như:

  • Kỳ hạn thuê nhà (theo năm hoặc theo tháng)
  • Ngày bắt đầu và thời gian hết hạn thuê nhà trọ
  • Một số điều cần lưu ý khi thuê nhà trọ, phòng trọ
  • Chủ nhà có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hợp đồng hay không
  • Điều khoản cho phép các bên chấm dứt hợp đồng đơn phương sau một thời gian nhất định do xảy ra sự cố hay không
  • Tiền cọc thuê nhà và các điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng

Kể từ thời điểm ký kết hợp đồng, hai bên sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận. Đồng thời, việc chi trả tiền thuê nhà cũng được bên thuê nhà thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã thỏa thuận.

hop dong thue nha co can cong chung khong

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, trước khi ký kết hợp đồng thuê nhà, người thuê cần xác thực thông tin của chủ nhà và kiểm tra tài sản muốn thuê có đang bị thế chấp hay không, để tránh xảy ra các vấn đề về tranh chấp đất đai sau này.

Xem thêm:

II. Hợp đồng cho thuê nhà trọ có cần được công chứng không?

hop dong thue nha co can cong chung khong

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà không cần phải công chứng và chứng thực. Ngoài ra, Luật Nhà ở 2014 cũng đã quy định như sau:

“ Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”

Bời vì điều luật này vẫn còn hiệu lực nên việc công chứng và chứng thực hợp đồng thuê nhà là không bắt buộc, chúng sẽ tùy thuộc và nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng. Đồng thời, hợp đồng cho thuê nhà vẫn sẽ còn giá trị pháp lý dù không được văn phòng công chứng chứng thực.

Tuy nhiên, các bên tham gia hợp đồng thuê nhà vẫn có thể đến văn phòng công chứng để xác thực văn bản. Khi các chủ thể không có thỏa thuận về thời điểm bắt đầu hiệu lực thì giá trị của hợp đồng thuê nhà sẽ được tính từ lúc hai bên ký kết.

III. Những rủi ro khi hợp đồng thuê nhà không công chứng là gì?

hop dong thue nha co can cong chung khong

Đối với những căn nhà cho thuê có diện tích lớn, vị trí đắc địa, thuận tiện di chuyển hay thuận lợi cho công việc kinh doanh thì các bên tham gia hợp đồng nên cân nhắc việc công chứng để đảm bảo quyền lợi sau này. Bởi vì, thực tế đã có rất nhiều người thuê nhà phải chịu thiệt trong trường hợp gia chủ đòi lại nhà cho thuê trước thời hạn cam kết và đơn phương hủy hợp đồng.

Hơn nữa, hợp đồng sau khi công chứng sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, nội dung của hợp đồng cũng được pháp luật thừa nhận, đảm bảo bình đẳng quyền và nghĩa vụ của người thuê và người cho thuê. Do đó, nếu xảy ra trường hợp tranh chấp cần đến pháp luật can thiệp, hợp đồng đã được công chứng sẽ là bằng chứng giải quyết mọi khuất mắc một cách công bằng nhất.

Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không. BATDONGSAN EXPRESS mong rằng qua những thông tin trên, các bạn sẽ cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về hợp đồng cho thuê nhà, để bảo vệ quyền lợi cá nhân và tránh được rủi ro tranh chấp sau này.