Có thể nói, việc mua bán đất là một trong số những giao dịch phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi liệu khi mua đất sử dụng giấy đặt cọc viết tay có giá trị Pháp luật hay không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hôm nay, hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Giấy đặt cọc mua đất là gì?

Theo Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà một bên sẽ giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị khác để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong mua bán nhà đất, giấy đặt cọc mua đất được hiểu như sau:

Bên A có 1 miếng đất trị giá 700 triệu. Bên B sẽ đặt cọc cho bên A 50 triệu để “giữ đất”. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng đặt cọc mua đất mà bên A không có ý định bán đất nữa, thì bên A phải đền cho bên B số tiền tương ứng (đã được nêu trong hợp đồng).

Xem thêm:

II. Giấy đặt cọc mua đất viết tay đúng chuẩn 2022

Những thông tin cần có trong giấy đặt cọc mua đất viết tay:

  • Thông tin của 2 bên (gồm: Họ và tên, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú)
  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn đặt cọc
  • Quy định đền bù (nếu một trong hai bên xảy ra sai phạm)
  • Hiệu lực của hợp đồng
  • Cam kết của các bên
  • Chữ ký của các bên

Những chú ý khi viết giấy đặt cọc mua đất viết tay:

  • Chữ viết và trình bày phải sạch đẹp, rõ ràng
  • Thông tin của 2 bên phải đầy đủ, chi tiết
  • Không sử dụng tẩy xoá khi viết sai, có thể gạch ngang
  • Nên sử dụng giấy đặt cọc mua đất khi cả bên A và B có quen biết và tin tưởng nhau

III. Pháp luật có thừa nhận giấy đặt cọc mua đất viết tay?

1. Hiệu lực của giấy đặt cọc mua đất viết tay

Giấy đặt cọc mua đất viết tay được ưa chuộng và sử dụng nhiều vì sự tiện lợi và độ phổ biến của nó. Tuy nhiên, sẽ có một số vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình giao dịch. Nhà đầu tư nên chú ý điều này để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

2. Công chứng giấy đặt cọc mua đất viết tay có bắt buộc không?

Trong các điều khoản và văn bản hướng dẫn thi hành của bộ luật Dân sự năm 2015 và bộ Luật Đất Đai năm 2013, thì không có quy định nào hợp đồng đặt cọc mua đất phải công chứng, đặc biệt là khi viết tay giấy đặt cọc mua.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên nên thực hiện công chứng hoặc nhờ bên thứ 3 đứng ra làm chứng.

3. Giải quyết tranh chấp giấy khi sử dụng giấy đặt cọc mua đất viết tay

Trong quá trình mua bán đất khó tránh khỏi những tranh chấp giữa các bên, một số cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn:

  • Thương lượng và đàm phán
  • Hòa giải tranh chấp
  • Khởi kiện tranh chấp tại tòa: Người có quyền lợi bị xâm phạm sẽ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

IV. Các trường hợp cần đặc biệt chú ý khi đặt cọc mua đất

Một số quy định:

  • Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng (hoặc sai thời hạn) thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
  • Giấy đặt cọc mua đất viết tay được viết dựa trên sự đồng ý của cả 2 bên A và B.
  • Số tiền đặt cọc và số tiền đền bù phải được ghi rõ ràng và có chữ ký xác nhận của cả 2 bên

Trường hợp nếu giấy đặt cọc mua đất bị vô hiệu (theo điều 117 bộ luật dân sự 2015)

  • Nội dung trong giấy đặt cọc mua đất trái với quy định của pháp luật
  • Người thực hiện viết giấy đặt cọc mua đất không có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Người tham gia ký kết hợp đồng đặt cọc bị lừa đảo hoặc bị ép buộc
  • Thỏa thuận đặt cọc mua đất viết tay không lập thành văn bản dựa trên quy định của pháp luật

Giá trị Pháp luật của giấy đặt cọc mua đất viết tay luôn là thắc mắc của rất nhiều khi khi thực hiện giao dịch mua bán đất. Hy vọng bài viết của BATDONGSAN EXPRESS đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề để việc mua bán diễn ra dễ dàng và đảm bảo được quyền lợi của bản thân.