Chi tiết về thủ tục xóa đăng ký thế chấp mới nhất hiện nay
Xóa đăng ký thế chấp là một thủ tục hành chính xảy ra phổ biến tại những cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Tuy đây không phải là một thủ tục phức tạp nhưng để tránh mất thời gian xử lý, bạn cần phải nắm rõ những quy định và chuẩn bị đủ các giấy tờ quan trọng. Vậy, hồ sơ đăng ký xóa thế chấp cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký giải chấp như thế nào? Bài viết dưới đây của BATDONGSANEXPRESS sẽ hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký thế chấp theo đúng luật hiện hành.
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp là thủ tục hành chính xảy ra phổ biến hiện nay
I. Hồ sơ đăng ký thế chấp (giải chấp) bao gồm những gì?
Dựa theo Nghị định số 102/2017/NÐ-CP về vấn đề đăng ký biện pháp bảo đảm và Điều 19 của Thông tư số 07/2019/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành về vấn đề đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, những giấy tờ có trong hồ sơ xóa đăng ký thế chấp bao gồm:
Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK;
Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp với những trường hợp Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký của bên thế chấp;
Giấy chứng nhận đối với những trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
Văn bản ủy quyền với những trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền;
Số lượng của những giấy tờ trên là 01 bộ.
II. Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất mới
Để xóa thế chấp, bạn cần thực hiện theo quy định của luật hiện hành
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, sau đó tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Nếu hồ sơ được nộp đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và thời gian hẹn trả kết quả, sau đó vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký này.
- Bước 4: Trong trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ được từ chối đăng ký bằng văn bản, sau đó tiến hành chuyển hồ sơ đăng ký cùng văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại người đăng ký bản hồ sơ không hợp lệ. Ngoài ra, cán bộ sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định.
Trường hợp hồ sơ xóa đăng ký không có căn cứ từ chối thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện 2 công việc sau:
Ghi nội dung xóa đăng ký cùng thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi đã ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận thì nội dung xóa đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) sẽ được ghi tại mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.
- Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính với các giấy tờ sau đây:
Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;
Đơn yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;
Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót;
Văn bản thông báo chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện có sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của mình hoặc Văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký và Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký có sai sót trong trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện sai sót.
Lúc này, văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo 2 phương thức đó là: Nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa được quy định.
III. Những cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký giải chấp?
Không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền đăng ký giải chấp đất đai
Những cơ quan có thẩm quyền đăng ký giải chấp đất đai bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận hồ sơ: Gồm văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
Cơ quan có thẩm quyền để xóa thế chấp: Gồm văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.
IV. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giải chấp mất bao lâu?
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ nếu nó hợp lệ. Tuy nhiên, nếu thời gian nhận hồ sơ là sau 15 giờ thì quá trình hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả sẽ rời sang ngày làm việc tiếp theo.
Ngoài ra, có một số trường hợp cần kéo dài thời gian để giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không được vượt quá 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
V. Thông tin về chi phí thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, mức chi phí xóa đăng ký thế chấp là 200.000 đồng/hồ sơ.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết về thủ tục xóa đăng ký thế chấp mới nhất 2023. BATDONGSAN EXPRESS hy vọng qua nội dung này, bạn đã nắm được những điều quan trọng liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đăng ký giải chấp, từ đó hoàn tất thủ tục này theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.