Đất là tài sản có giá trị lớn vì thế những vụ liên quan đến tranh chấp đất đai luôn là chủ đề nóng với cuộc sống ngày nay. Vậy nếu bạn đang có thắc mắc về mẫu đơn kiện đòi lại đất hiện nay quy định như thế nào? Theo dõi bài viết của BATDONGSAN EXPRESS dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

mau don kien doi lai dat

Xem thêm: 5 cách xác định hướng Đông Tây Nam Bắc đơn giản, chính xác nhất

I. Mẫu đơn kiện đòi lại đất được hiểu như thế nào ?

Mẫu đơn kiện đòi lại đất là văn bản trình bày yêu cầu của nguyên đơn gửi đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết về việc tranh chấp quyền sở hữu đất, nhà ở, tài sản sở hữu đối với đất cho đương sự.

Với một đơn khởi kiện đòi lại đất có yêu cầu như sau:

  • Trình bày ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện đòi lại đất.

  • Tên của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đến đất đai.

  • Ghi rõ tên tên, nơi cư trú của người làm đơn khởi kiện.

  • Ghi rõ tên, nơi cư trú của người bị khởi kiện.

  • Ghi rõ tên, nơi cư trú của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

II. Mẫu đơn đòi lại đất hiện nay quy định ra sao ?

mau don kien doi lai dat

Mẫu số 01 (Ban hành theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP (ngày 03 tháng 12 năm 2012 ) của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

mau don kien doi lai dat

Nội dung hướng dẫn sử dụng mẫu số 01

Xem thêm: Ký hiệu đất ĐM là gì? Phân loại đất ĐM hiện nay

III. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất

Để viết được mẫu đơn đúng và chính xác thì bạn nên đọc kĩ các lưu ý dưới đây:

  • Các thông tin về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến khởi kiện về việc đòi lại đất phải được trình bày một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác để tòa án có cơ sở giải quyết.

  • Xác định rõ vấn đề dẫn đến tranh chấp và những yêu cầu mà nguyên đơn mong muốn gửi đến toà án giải quyết việc đòi lại đất đai

  • Nội dung khởi kiện trình bày rõ nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, thực trạng, hậu quả, kèm theo những chứng cứ liên quan chứng minh quyền và lợi ích đang bị xâm phạm. Đây chính là căn cứ để tòa chấp nhận đơn khởi kiện, thụ lý và giải quyết. Vì vậy cần trình bày cụ thể, rõ ràng để tránh mất thời gian yêu cầu bổ sung, sửa đổi đơn kiện.

  • Việc ký đơn khởi kiện cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với người viết đơn hoặc người viết đơn chính là đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức.

mau don kien doi lai dat

Mẫu đơn đòi lại đất hiện nay quy định như thế nào

IV. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai

Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai như sau:

- Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Mẫu đơn kiện đòi đất theo quy định pháp luật là vấn đề được nhiều người tìm hiểu để giành lại quyền lợi của họ. Hy vọng với bài viết BATDONGSAN EXPRESS chia sẻ trên đây có thể giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu đất đai cho mình.