[Hướng dẫn] Soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Là loại tài sản có giá trị nên theo thống kê các vụ tranh chấp quyền sử dụng ngày càng tăng. Theo đó, khi tranh chấp xảy ra và không thể giải quyết thông qua thủ tục hòa giải cơ sở thì các bên đương sự tiến hành khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng dân sự. Vậy mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có những nội dung gì?
Hãy theo dõi bài viết sau đây của BATDONGSAN EXPRESS để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.
I. Thế nào là mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai?
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018 định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Hiến pháp 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Do đó, đối tượng tranh chấp đất đai chỉ là quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đất.
Theo từ điển Tiếng Việt và quy định của pháp luật tố tụng thì đơn khởi kiện tồn tại dưới hình thức văn bản, trong đó đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng chúng bị xâm phạm.
Từ đây ta có thể kết luận: Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản, trong đó các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xem thêm:
- [Thông tin] Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Hoàng Minh Giám
- Luật thừa kế đất đai theo pháp luật hiện hành 2022
II. Chủ thể làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành
Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp dân sự, do đó được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Trong đó, đối với vụ án tranh chấp đất đai mà người khởi kiện là cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể như sau:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp để khởi kiện;
- Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện.
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện.
III. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện ra Tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp giải quyết.
(1) Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND:
- Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”;
- Ngoài ra, Tòa án nhân dân còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nếu các bên đương sự lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp (Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018).
(2) Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nếu các bên đương sự lựa chọn UBND là cơ quan giải quyết tranh chấp (có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp).
IV. Những nội dung chính trong đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ vào quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có thể xác định các nội dung phải có trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gồm:
“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”
V. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo văn bản hiện hành
Vì Luật Đất đai chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn tranh chấp đất đai nên chúng ta áp dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………………………………….
Người khởi kiện: (3)…………………………………………………………………………..
Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5)……………………………………………………………………………..
Địa chỉ (6) ……………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)…………………………………
Địa chỉ: (8)…………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)……………………………………...
Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………...
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Người làm chứng (nếu có) (12)…………………………………………………………….
Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)………………………...
1…………………………………………………………………………………………………
2…………………………………………………………………………………………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..
Người khởi kiện(16)
VI. Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Các mục được đánh số trong mẫu đơn được trình bày như sau:
(1) Ghi địa điểm, ngày tháng làm đơn khởi kiện (VD: TP.HCM, ngày…tháng…năm)
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nếu thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trung ương nào (VD: Tòa án nhân dân huyện X thuộc tỉnh Y). Trường hợp thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh nào (VD: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương).
(3) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi cụ thể họ tên. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Trong trường hợp chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là cá nhân thì ghi địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Thị X, cư trú tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D). Trương hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH A có trụ sở: Số 20 phố B, quận C, thành phố D).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất cũng như các quy định của pháp luật xung quanh vấn đề này. Hy vọng, bạn có thể áp dụng những kiến thức mà BATDONGSAN EXPRESS cung cấp để bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.