Hầm Thủ Thiêm Kết Nối Linh Hoạt Đông Tây Sài Gòn
Empire Thủ Thiêm – Hầm Thủ Thiêm Kết Nối Linh Hoạt Giữa Đông Và Tây Sài Gòn
Với một địa thế thuận lợi, tiềm năng phát triển, Thủ Thiêm đang nhận được số vốn đầu tư vô cùng lớn để xây dựng thành trung tâm mới, là biểu tượng sự hoa lệ thành phố Hồ Chí Minh. Đô thị mới Thủ Thiêm hứa hẹn sẽ nâng tầm thành phố lên một đỉnh cao mới.
Song hành với việc phát triển dự án xây dựng các công trình, trung tâm, căn hộ, hạ tầng giao thông vận tải cũng được đầu tư phát triển không ngừng. Giao thông Thủ Thiêm sẽ được đầu tư xây dựng 5 cầu, 1 hầm có chức năng kết nối Thủ Thiêm với các trung tâm khác của thành phố.
Hầm Thủ Thiêm bắc từ Quận 1 qua sông Sài Gòn kết nối thẳng Khu Đô Thị Thủ Thiêm quận 2
Hầm Thủ Thiêm, dự án thúc đẩy quá trình quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm:
Hầm Thủ Thiêm hay còn gọi là đường hầm qua sông Sài Gòn là đường hầm được xây dựng băng qua sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hầm Thủ Thiêm được xây dựng với sáu làn xe ô tô dìm dưới lòng sông. Tổng thầu thi công của công trình là sự liên doanh giữa các nhà thầu đến từ Nhật Bản.
Hầm Thủ Thiêm với 6 làn xe, lối vào ở 2 đầu được xây hình chữ U với chiều dài là 400m, từ cầu Calmette chìm xuống đáy sông Sài Gòn và nối với Thủ Thiêm tại đầu đường T13 có tổng chiều dài 1.490m. Phần nhánh, miệng hầm dài 720m, phần dìm xuống sông là 370m. Phần dìm ở dưới sông sẽ gồm 4 đốt với mỗi đốt nặng 27.000 tấn được làm từ bê tông cốt thép. Hầm được đặt cách mặt nước sông 24m, tốc độ lưu thông xe là 60km/giờ với khả năng chịu được động đất 6 độ richter. Mỗi ngày dự tính có khoảng 40000 xe ô tô, 10.000 xe máy lưu thông.
Hầm Thủ Thiêm được đáng giá là một công trình quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông Tây. Hầm Thủ Thiêm giúp giảm áp lực cho cầu Sài Gòn, giúp cho con đường từ trung tâm thành phố đến các tỉnh miền Tây, miền Đông rút ngắn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển cho khu đô thị mới Thủ Thiêm, cải thiện cuộc sống của cư dân ven kênh rạch.
Với sự quy mô của dự án hầm Thủ Thiêm, thì việc đảm bảo an toàn cũng được đề cao. 10 xe đặc chủng, 90 lính cứu hỏa, tàu chữa cháy được túc trực 24/24 đảm bảo an toàn, hỗ trợ sự cố hầm khi cần thiết. Thời gian sử dụng hầm và một số phương tiện cũng được hạn chế để đảm bảo an toàn. Việc lưu thông, sử dụng hầm cũng phải tuân theo các quy định về đèn chiếu sáng, tốc độ để đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài ra trong hệ thống hầm còn được trang bị hệ thống chữa cháy, báo động cháy tự động với 20 camera quan sát, 41 loa phát thanh, 38 cửa thoát nạn.
Hình ảnh các xe lưu thông bên trong Hầm Thủ Thiêm, đi từ hướng Quận 1 sang quận 2 thì Bên phải Hầm sẽ là hai dự án lớn là Empire City và Khu Đô Thị Sala, bên trái cửa hầm là dự án Eco Smart City Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vậy khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải sẽ ra sao?
Giao thông đường bộ tại khu đô thị sẽ được cấu trúc theo mạng lưới gồm 3 cấp: cấp1- tuyến đường chính đô thị, cấp 2- tuyến đường phân khu chức năng, cấp 3- tuyến đường nội bộ trong khu dân cư và khu thương mại. Đường cấp 1 sẽ được xây dựng với: đại lộ Đông Tây, đại lộ Vòng Cung, đường Bắc Nam. Đường cấp 2 bao gồm: đường ven hồ, đường nối cầu, đường ven sông, đường châu thổ, đường cấp 3: đường nội bộ đô thị, dân cư, đường quảng trường.
Về giao thông công cộng, khu đô thị mới Thủ Thiêm được phân bố với các loại hình và hướng tuyến:
– Tuyến tàu điện tốc hành nối khu đô thị với sân bay Long Thành, Đồng Nai, tuyến đường được nghiên cứu kỹ lưỡng về hướng và yêu cầu kỹ thuật.
– Tuyến đường tàu điện ngầm có chức năng kết nối khu trung tâm tại đường Hàm Nghi vượt sông Sài Gòn, đi ngầm theo hướng Tây sang Đông để đến Thủ Thiêm. Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được xây dựng với ba nhà ga là: đại lộ Vòng Cung, bệnh viện quốc tế, cung Thiếu Nhi.
– Tuyến xe nội bộ: tuyến xe dành riêng cho Thủ Thiêm đi quanh đại lộ Vòng Cung, qua kênh số 3, khu ngập nước phía Nam.
– Tuyến phà dọc sông Sài Gòn với sức tải lớn có 3 trạm dừng đặt tại Thủ Thiêm.
– Tuyến taxi thủy dành cho sức tải nhỏ có 9 trạm dừng tại Thủ Thiêm.
– Tuyến buýt đô thị: qua cầu vượt sông Sài Gòn, đường Trần Não, đại lộ Đông Tây kết nối khu đô thị Thủ Thiêm với các khu vực khác của thành phố.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông giúp giảm áp lực của các phương tiện cá nhân như xe máy, xe hơi lên hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của cư dân khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng và của người dân thành phố nói chung
Có thể thấy một tiềm năng phát triển không hề nhỏ của khu đô thị mới Thủ Thiêm với vô số dự án, sự đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại. Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một bước ngoặt thúc đẩy sự phát triển cho thành phố.
>>>>>>Xem thêm: Khu đô thị Thủ Thiêm một vùng đất vàng đáng sống