Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống đẹp và hợp phong thủy
Bạn có biết rằng cách bố trí phòng tắm có ảnh hưởng đến vận khí và tài vận của gia đình không? Mặc dù thực tế nhà sinh chỉ đơn thuần là một phòng phụ nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phong thủy gia đình. Trong bài viết dưới đây BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống giúp bạn vừa có nhà sinh đẹp vừa hợp phong thủy.
Đặc điểm của nhà vệ sinh trong nhà ống
Đặc điểm của nhà vệ sinh trong nhà ống
- Do nhà ống có diện tích nhỏ vì thế mà thường các kiến trúc sư hoặc gia chủ sẽ tận dụng những khoảng trống để thiết kế nhà vệ sinh.
- Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống thưởng chỉ rộng từ 3 đến 4 m2. Diện tích này còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và số lượng thành viên trong gia đình dùng nhà vệ sinh để quyết định.
- Do diện tích bé thế nên một nhà vệ sinh trong nhà ông sẽ gồm 3 khu vực là bồn cầu, bồn rửa, và khu tắm đứng.
- Phải phân biệt các khu này để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không bị nhầy nhụa. Ngoài ra còn tiện cho quá trình vệ sinh nhà tắm.
- Nếu phòng có diện tích bé hơn thì có thể lắp thêm bồn tắm nằm.
- Không nên làm vách ngăn trong nhà vệ sinh để tạo độ thông thoáng cho nhà vệ sinh trong nhà ống.
Cách bố trí phòng vệ sinh đúng phong thủy
Cách bố trí nhà vệ sinh đúng phong thủy
Trong phong thủy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sẽ kiêng kỵ một số điều sau:
- Không bố trí nhà vệ sinh hướng Nam: Nhà vệ sinh thuộc mệnh Thủy, hướng Nam là quẻ Ly, trong Ngũ Hành thuộc mệnh Hỏa sẽ gây ức chế hỏa địa và tạo nên bố cục “thủy hỏa bất dung”.
- Không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc của căn nhà: Điều này khiến yếu tố Thủy trong phong thủy của căn nhà tăng cao, gây ra hiện tượng chìm. Nếu vẫn muốn đặt hướng nhà vệ sinh là hướng Bắc thì nên trồng thêm cây để đẩy bớt yếu tố thủy.
- Không nên đặt nhà vệ sinh hướng Tây Bắc: Bởi trong ngũ hành, hướng Đông Bắc thuộc về hành Thổ. Đặt nhà vệ sinh theo hướng này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố Thủy- và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Tránh đặt nhà vệ sinh hướng Tây Bắc hoặc hướng Tây Nam: Hướng Tây Nam có dòng khí năng biến chuyển không ổn định, khiến hao tổn sinh lực của gia chủ. Đối với hướng Tây Nam thì ảnh hướng đến Kim năng trong phong thủy của ngôi nhà. Điều này không có lội đối với cả gia chủ và các thành viên trong gia đình.
- Không nên đặt hướng bồn cầu cùng với hướng nhà: Đây chính là một điều tối kỵ để không gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Không bố trí nhà vệ sinh bên trên bếp hoặc phòng ngủ: Bếp thuộc hành Hỏa, đặt Thủy lên Hỏa sẽ gây ra xung khắc về ngũ hành. Đối với phòng ngủ cần đặt ở vị trí tọa cát nên không đặt trùng phương vị với nhà vệ sinh.
Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
Ưu điểm khi xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
- Thuận tiện cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, không cần phải di chuyển quá nhiều.
- Đặt nhà vệ sinh phòng ngủ sẽ tạo ra sự riêng tư cho các thành viên trong nhà, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
Nhược điểm khi cây nhà vệ sinh trong phòng ngủ
- Theo phòng thủy thì điều này gây ra những điều không tốt dành cho gia chủ.
- Theo quan niệm cũ thì nhà vệ sinh là nơi có khí âm vì thế mà khi xây trong phòng ngủ sẽ làm phòng ngủ bí ám uế khí.
- Hơn nữa, hơi nước từ nhà vệ sinh có thể khiến các đồ chăn đệm bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi, sức khỏe.
Thế để có thể đặt phòng vệ sinh trong phòng ngủ thì làm gì?
- Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện phòng cửa phòng ngủ thì có thể dùng rèm ce hoặc vách ngăn để hóa giải.
- Nếu đầu giường ngủ đặt sát hoặc đối diện phòng vệ sinh thì hãy đẩy lùi giường ngủ ra sẽ và đổi hướng đầu giường sao cho không đối diện nhà vệ sinh.
- Đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng
- Nên đặt những vật có dương khí như đá thạch anh trong phòng vệ sinh để điều hòa và hóa giải điều xấu.
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Những điều kiêng kỵ khi bố trí các vật dụng nhà vệ sinh trong nhà ống
- Không dùng nước thải để tưới cây trong nhà vệ sinh: ảnh hưởng tới vận khí đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong nhà.
- Không để bọt xà phòng dính lên cây: làm cây không phát triển được từ đó ảnh hưởng đến vận khí và sức khỏe của người sống trong nhà.
- Không nên để quá nhiều đèn trong nhà vệ sinh: tạo gánh nặng, thậm chí là bị vào nước, gây hư hỏng. Bạn có thể tận dụng sử dụng 1 đèn chiếu sáng là đủ.
- Không để gương nhỏ: Chọn một tấm gương lớn trong phòng tắm để đại diện cho không khí ô nhiễm trong khi vẫn mở rộng sàn nhà. Gương soi phù hợp giúp cho không gian trở nên rộng hơn.
- Nhà vệ sinh quá ẩm ướt: Để giữ vệ sinh và hạn chế âm khí tích tụ, ảnh hưởng đến phúc khí và số mệnh, nhà vệ sinh cần được giữ khô ráo, sạch sẽ.