Thị trường bất động sản – Các nạn nhân của các dự án “kinh doanh trên giấy” gặp khó khăn lớn và đều không biết tìm đến cơ quan nào để kêu cứu! Và sự thật, những hợp đồng đều là những điều khoản có lợi cho chủ thì người dân có kiện cũng… thua.

Vậy với những bất lợi trên thì cơ chế nào để bảo vệ người dân? Đây là câu hỏi cho nhiều người dân đặc biệt là những người gặp khó khăn bởi kinh doanh bất động trên giấy. Hãy cùng theo dõi diễn biến qua bài viết dưới đây!

Kiện tụng vì quá bất mãn về hành vi lừa đảo của chủ đầu tư

Công ty TNHH Quang Minh (thuộc phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh) chỉ là đơn vị san lấp mặt bằng và được ủy quyền thu mua đất ở trong quá trình giải tỏa mặt bằng cho Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam (sau khi thu mua sẽ được hoán đổi đất theo tỷ lệ 9%).

Thế nhưng, sau khi thu mua được một phần đất, dù chưa san lấp mặt bằng nhưng Công ty Quang Minh này đã kêu gọi người dân ký hợp đồng góp vốn đầu tư đất nền với mình. Nhiều người dân đã bỏ tiền tỷ vào để đầu tư từ năm 2007 cho đến tận nay vẫn chưa nhận được nền đất.

Vì quá bức xúc, người dân đã tố ông Pham Hữu Thọ về hành vi lừa đảo trắng trợn, cho rằng ông không có quyền gì đối với dự án vì Công ty Quang Minh chỉ là đơn vị làm thuê và Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam mới chính là chủ chính thức của dự án.

Thế nhưng, trong buổi hòa giải tại tòa, đại diện Công ty Quang Minh nói rằng, dù Công ty không phải là chủ dự án, nhưng công ty có ký hợp đồng san lấp, có hợp đồng ủy quyền thu mua đất giùm Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam để sau này hoán đổi đất sạch, vì vậy mà ông có quyền ký hợp đồng góp vốn (bán nền đất) cho khách hàng. Vụ việc vẫn cứ nhùng nhằng, đến nay vẫn chưa được xử lý.

Tệ hơn là khi chủ đầu tư bỏ trốn để lại sự hoang mang cho nạn nhân

Tệ hơn vậy, những ngày qua, nhiều người dân đã tìm đến Công ty cổ phần Đầu tư Phi Long (huyện Bình Chánh, TP HCM) để đòi lại vốn vì có tin chủ đầu tư đã… bỏ trốn. Từ những năm 2010, công ty này đã vẽ bản đồ phân lô, xây dựng cả một đoạn đường ngắn và một biệt thự hoành tráng để làm trụ sở công ty ngay giữa dự án.

Người dân thấy dự án cơ bản nên nộp tiền mua nền, chấp nhận trả thêm tiền bên ngoài hợp đồng. Thời hạn giao nền là 18 tháng. Thế nhưng, tính đến nay đã 5 năm, Công ty Phi Long không những không thực hiện về đầu tư cơ sở hạ tầng, mà còn phân lô nền lại trên giấy.

Nhiều người dân hoang mang tìm đến công ty để biết rõ sự tình và xem lô đất của mình bây giờ ở đâu thì thấy công ty đóng cửa. Dù có 2 bảo vệ bên trong, nhưng lấp ló không dám ra gặp khách. Thế là nhiều người dân lại trở về, muốn kiện cũng chẳng biết chủ đầu tư ở đâu mà kiện. Người dân cũng không còn cách nào trong tình cảnh éo le này.


Chủ đầu tư ung dung “trở mặt” đòi thanh lý hợp đồng

Thế nhưng, có một điều là đồng tiền chục năm trước giá trị khác số tiền lãi cộng thêm. Hơn nữa, theo các luật sư, nếu khách hàng là người có quyền, họ không yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì chủ đầu tư vẫn là bên vi phạm không có quyền hủy hợp đồng.

Tuy nhiên, các bên không hợp tác thì sẽ kéo dài thời gian. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Nhà nước cần vào cuộc xử lý hậu quả của những dự án mà trước đây chủ đầu tư không tiền, không ký quỹ, không năng lực thực hiện dự án.

Giải quyết thỏa đáng bảo đảm quyền lợi cho người dân


Hiện nay ở các vụ kiện giữa nhà đầu tư và chủ đầu tư thì nhà đầu tư thua kiện. Điển hình nhất là các khách hàng của khu dân cư lớn nhất quận 7. Hợp đồng ký ban đầu không quy định về thuế, nhưng sau lại phát sinh thuế, chủ đầu tư đã mời khách hàng lên ký lại hợp đồng trong đó có điều khoản mới khách hàng phải nộp thuế. Khách hàng không đọc kỹ hợp đồng nên ký, khi phát sinh số thuế thì đã ký rồi, không thể khiếu nại được.

Nhà nước cần phải mạnh tay thu hồi các dự án giao đất nhưng chậm tiến độ thi công, vẫn mang ra đấu giá, giao lại cho các chủ đầu tư khác thực hiện, để bàn giao nhà đất theo thỏa thuận cho dân. Đã đến lúc phải chấp nhận từ bỏ lợi ích thu được để đảm bảo quyền lợi cho người dân.