Tổng quan về chiến lược quy hoạch quận Ba Đình trong thời gian tới
Ba Đình là một trong những quận quan trọng của thủ đô Hà Nội. Ở đây tập trung nhiều các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, Ba Đình luôn luôn được chú trọng và đầu tư về cơ sở vật chất. Một trong những chiến lược đó chính là xây dựng bản đồ quy hoạch quận Ba Đình trong giai đoạn tới. Đây cũng là nội dung được rất nhiều người quan tâm.
Vị trí chiến lược của quận Ba Đình.
Trước khi tìm hiểu về nội dung bản đồ quy hoạch quận Ba Đình có lẽ chúng ta nên cùng nhau tìm hiểu một chút về thế mạnh mà Ba Đình đang có. Đó chính là vị trí địa lý. Nói về vị trí địa lý thì ít quận huyện nào của thủ đô hấp dẫn bằng Ba Đình vì chúng có 4 mặt giáp với 4 trung tâm hành chính lớn của thủ đô. Cụ thể là:
Vị trí chiến lược của quận Ba Đình
- Phía Đông Ba Đình giáp với quận Long Biên mà ranh giới lại chính là dòng Sông Hồng huyền thoại.
- Phía Đông Nam lại giáp với quận Hoàn Kiếm mà ranh giới lại là một loạt các con phố cổ của Hà Nội như: Hàng Đậu, Lý Nam Đế, đường tàu và Phan Đình phùng.
- Phía Tây lại giáo với quận Cầu GIấy mà ranh giới kết nối 2 quận lại là sông Tô Lịch.
- Phía Bắc giáp với Tây Hồ, ranh giới nối 2 quận là khu dân cư An Dương, đường Hoàng Hoa Thám và đường An Dương.
- Phía Nam giáp với quận Đống Đa, ranh giới lại là phố Giảng Võ, Nguyễn Thái Học, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Lê Đại Thành và Nguyên Hồng.
Có thể thấy rằng Ba Đình thật xứng tầm là 4 quận huyện của trung tâm thủ đô Hà Nội. Với thế mạnh đó thì mọi chiến lược về quy hoạch của Hà Nội không thể bỏ qua Ba Đình.
Thông tin về các hạng mục trong bản đồ quy hoạch quận Ba Đình
Thông tin mới nhất liên quan đến dự án quy hoạch quận Ba Đình đa phần có liên quan đến các khu đô thị hiện có trên địa bàn. Chủ yếu chỉ tập trung vào việc nâng cấp và cải tạo để bảo tồn đồng thời phát huy giá trị lịch sử của đô thị.
Nói đến bản đồ quy hoạch tại Ba Đình là nói tời phân khu đô thị H1-2. Khu đô thị này kéo dài từ vành đai 2 vào trong nội thành. Điểm đến là các danh lam thắng cảnh có giá trị lịch sử. Với mục tiêu là đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng để nâng cao tính thẩm mỹ của lối kiến trúc mới. Mục tiêu hướng tới là cải thiện cảnh quan môi trường sống cho người dân.
Quy hoạch phân khu đô thị H1-2
Tổng diện tích trong quy hoạch là 9.25km2, với tổng dân cư toàn quận là 228.352 người. Thực tế thì hệ thống giao thông tại đây khá cũ và đơn giản không xứng tầm là tuyến đường huyết mạch nối giữa các trung tâm hành chính của thủ đô.
Tuy nhiên, vấn đề giải tỏa tại Ba Đình cũng không phải đơn giản. Bởi rất nhiều hạng mục có liên quan đến di tích lịch sử. Chính vì vậy mà quy hoạch tại đây phải có lộ trình và thực sự phải khéo léo, cẩn thận và khoa học mới đem đến thành công.
Hạng mục tuyến đường giao thông trong hệ thống quy hoạch quận Ba Đình.
Như đã đề cập ở trên thì việc quy hoạch hệ thống giao thông tại đây là rất cần thiết. Bởi thực tế, nếu muốn Ba Đình trở thành một trung tâm hành chính quan trọng của thủ đô thì những tuyến đường huyết mạch cần phải nâng cấp cho phù hợp. Phù hợp với tốc độ đô thị hóa cũng như phù hợp với xu hướng xây dựng đô thị thông minh. Cụ thể, quy hoạch quận Ba Đình không thể thiếu các tuyến:
Trục đường chính nối giữa Kim Mã với Trần Phú
Trục đường Kim Mã thực chất được nối với quận Cầu Giấy. Đây là tuyến đường tập trung khá nhiều lượng xe cộ đi về mỗi ngày. Điều này gây ách tắc giao thông ở những giờ cao điểm. Nếu mở tuyến đường Kim Mã với Trần Phú sẽ giúp cho vấn đề giao thông được thuận lợi. Đây là điều mà ai sống tại Ba Đình cũng mong muốn.
Trục đường chính nối giữa Kim Mã với Trần Phú
Mở rộng quy hoạch đường Đội Cấn
Thực tế, trục đường Đội Cấn khá khiêm tốn và chưa xứng tầm là một tuyến huyết mạch nối với nhiều trung tâm chính của Thủ Đô như: Quảng trường Ba Đình, công viên Bách Thảo, hoàng thành Thăng Long…
Tuyến đường Đội Cấn nằm song song với tuyến đường Kim Mã và chỉ có 2 làn xe đi lại. Chính vì vậy, vào những giờ cao điểm sẽ thường xuyên bị ùn tắc, gây cản trở giao thông.
Mở rộng các tuyến đường phụ trong nội thành.
Đa số các tuyến đường phụ tại quận Ba Đình đều khá nhỏ nên chiến thuật sẽ thiết kế thêm các tuyến thông nhau để có thể phân tán luồng giao thông. Điều này sẽ giảm bớt được hiện tượng ùn tắc tại các giờ cao điểm. Ngoài ra, với những tuyến đường song song nên quy định chiều cố định cho phương tiện.
Tập trung giải quyết một số nút giao thông trọng yếu.
Cụ thể, trên địa bàn quận Ba Đình có rất nhiều tuyến giao thông trọng yếu. Cụ thể như: Nút giao thông Kim Mã với vành đai 2, nút Quán Thánh với Phan Đình Phùng, nút giao giữa quận Đống Đa với Điện Biên Phủ, nút giao đường Thanh Niên với Yên Phụ, nút giao tại dốc ga Long Biên,…
Giải quyết một số nút giao thông trọng yếu
Nói một cách chi tiết thì tại các nút giao này nên được nới rộng hơn, phân lại các làn đường một cách rõ ràng. Đồng thời xây dựng thêm các tuyến cầu vượt để tránh ùn tắc tại giờ cao điểm. Bên cạnh đó thì việc quy hoạch hè phố, tuyến đường dành cho người đi bộ cũng phải an toàn. Tránh để lượng người đi bộ trên đường quá đông.
Như vậy có thể thấy việc quy hoạch quận Ba Đình mà cụ thể là các tuyến giao thông không thể thực hiện trong ngày một ngày hai đúng không các bạn? Chi tiết hơn, chúng tôi sẽ cung cấp lộ trình quy hoạch trong thời gian tới.
Chi tiết một số hạng mục quy hoạch quận Ba Đình sẽ triển khai trong thời gian tới.
- Tuyến đầu tiên phải nói tới chính là tuyến Hoàng Hoa Thám có 6 làn xe với chiều dài lên tới 3500m, có mặt cắt ngang lên tới 53.5m. Điểm đầu của tuyến đường chính là đường Hùng Vương, còn điểm cuối sẽ là nút giao thông tại Bưởi.
- Tuyến tiếp theo sẽ là vành đai 2 tại đoạn Bưởi và Cầu Giấy cũng có 6 làn đường và chiều dài là 2050m, với mặt cắt ngang là 50m. Đây được coi là tuyến huyết mạch để đảm bảo giao thông nội thành.
Tuyến đường vành đai 2 tại đoạn Bưởi và Cầu Giấy
- Tuyến Thủ Lệ nối với Kim Mã được nâng cấp với 6 làn đường, chiều dài là 1200m, mặt cắt ngang là 40m.
- Tuyến Hoàng Hoa Thám – Khách sạn La Thành- Đại sứ quán Thụy Điển có chiều dài là 1200m và mặt cắt là 30m.
- Tuyến Hoàng Hoa Thám – Đội Cấn – Giang Văn Minh với chiều dài là 1000m, mặt cắt ngang vào khoảng 22,5-30m.
- Bên cạnh đó sẽ mở rộng và cải tạo đường Đội Cấn với những hạng mục là: Đường Chợ Ngọc Hà đến khách sạn La Thành có mặt cắt ngang cải tạo lên tới 30m, Đoạn từ đê Bưởi đến khách sạn La Thành sẽ được mở rộng tới 40m. Ngoài ra còn mở thêm tuyến đường song song với MƯơng Kẻ Khế.
Hy vọng, với những nội dung trên, các bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về các dự án quy hoạch quận Ba Đình. Đây có thể là thông tin để các bạn có thêm nhiều chiến lược kinh doanh cho mình trong thời gian tới.