Tổng chi phí khi thực hiện chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền?
Đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền? Một chủ đề cũ nhưng luôn nhận được sự quan tâm từ độc giả. Thực chất đây là một đòi hỏi chính đáng của người dân bởi chúng gắn liền với quyền lợi của chính họ. Chính vì nắm bắt được tâm lý của độc giả mà chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc này ngay trong bài viết được chia sẻ dưới đây.
Điều kiện chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư.
Trước khi tìm hiểu việc chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền chúng tôi muốn các bạn tìm hiểu sơ qua tính pháp lý của việc chuyển đổi này một chút các bạn nhé. Bởi chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính được khi đất mà bạn đang sử dụng có đủ điều kiện về giá trị pháp lý theo đúng quy định của nhà nước.
Điều kiện chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư
Tại Khoản 1, Điều 168, Khoản 1, Điều 188 của Luật đất đai năm 2013 thì chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư chỉ có thể thực hiện được khi chúng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đầu tiên đất ruộng mà bạn đang sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan chức năng cấp.
- Thửa đất muốn chuyển đổi không phải là tài sản đang xảy ra tranh chấp.
- Hơn nữa chúng không thuộc vào tài sản bị kê biên để bảo đảm quá trình thi hành án.
- Đất muốn chuyển đổi phải còn thời hạn sử dụng.
Ngoài phải đảm bảo các điều kiện trên thì đất ruộng muốn chuyển đổi thành đất thổ cư cần phải đảm bảo thêm 2 điều kiện được quy định tại Điều 53 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:
Đất ruộng phải thuộc diện quy hoạch chuyển đổi của UBND huyện
- Thửa đất ruộng muốn chuyển đổi phải thuộc vào dự án quy hoạch hàng năm của cấp huyện. Đồng thời dự án này đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Một điều kiện nữa đó là phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của người sử dụng. Cụ thể như sử dụng để để đầu tư dự án, do nhu cầu xin giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
Bên cạnh đó việc chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước thuộc cấp có thẩm quyền. Cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm được quy định tại điều 57 của Luật đất đai năm 2013.
Đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền?
Việc trả lời câu hỏi đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền sẽ không khó nếu chúng ta nắm chắc được các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để tìm hiểu hết một bộ luật quả là hơi khó đối với nhiều người. Chính vì lẽ đó, chúng tôi sẽ tập trung vào việc trả lời câu hỏi chính của độc giả. Theo chúng tôi được biết thi các chi phí cần phải nộp cho nhà nước khi chuyển từ đất ruộng lên đất thổ cư sẽ là:
Nộp tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất chính là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho cơ quan nhà nước khi chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư. Đồng thời sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là:
Trường hợp 1:
Là chuyển từ đất ao, đất vườn sang đất thổ cư. Trong trường hợp này sẽ có cả đất nông nghiệp và đất ở xen kẽ nhau. Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP sẽ có 2 trường hợp nộp tiền sử dụng đất bằng 50% so với giá chênh lệch giữa tiền đất ở và đất nông nghiệp tại chính thời điểm có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng. Cụ thể là:
Nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư
- Việc chuyển đổi từ đất vườn, đất ao trên cùng 1 thửa với đất ở thuộc cùng khu dân cư chưa được công nhận là đất ở cũng sẽ được chuyển sang thành đất ở.
- Đối với đất có nguồn gốc là ao, vườn có gắn liền với nhà những do người sử dụng muốn tách hoặc cũng có thể do các đơn vị đo đạc tác ra từ trước thời điểm 1/7/2001 sẽ được chuyển thành đất ở.
Vậy trong trường hợp này thì đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền. Cụ thể, công thức tính tiền sử dụng đất cho 2 đối tượng này sẽ được tính như sau: Tiền sử dụng đất cần phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính tại thời điểm hiện tại theo giá đất ở - Tiền sử dụng đất tính tại thời điểm hiện tại theo giá nông nghiệp) x 50%.
Trường hợp 2:
Tính cho những đối tượng là đất nông nghiệp được nhà nước giao nhưng không thu tiền sử dụng đất chuyển đổi thành đất ở. Bạn có thể xác định nguồn gốc của đất dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bạn được nhà nước cấp. Cụ thể ở trang 2 của tờ giấy này.
Căn cứ tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì trường hợp trên sẽ được tính mức phí theo công thức sau: Mức tiền sử dụng đất cần phải nộp = Tiền sử dụng đất tính tại thời điểm hiện tại của đất ở - Tiền sử dụng đất tính tại thời điểm hiện tại của đất nông nghiệp.
Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khoản lệ phí này chỉ áp dụng đối với những đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể, mức phí này đã được nhà nước quy định là 100.000 đồng trở xuống/ 1 lần cấp. Mức phí này có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nộp lệ phí trước bạ
Thường thì đa số các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ không phải nộp. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với trường hợp được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn lệ phí trước bạ. Sau đó người sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo diện phải nộp lệ phí.
Nôm na các bạn có thể tính lệ phí trước bạ theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = (Mức giá đất tại bảng giá đất x Diện tích của thửa đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng) x 0,5%.
Nộp lệ phí thẩm định hồ sơ
Nếu bạn hỏi: Đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền thì phải bao gồm cả khoản lệ phí này nữa nhé. Đây là khoản phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cho nên mức thu sẽ khác nhau. Hoặc cũng có tỉnh sẽ không thu lệ phí này.
Quy định về thời hạn nộp các khoản nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi đất ruộng thành đất thổ cư.
Căn cứ tại Khoản 4, Khoản 8, Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì các khoản phí sẽ được quy định về thời gian cụ thể như sau:
Quy định về thời hạn nộp các khoản nghĩa vụ tài chính
- Đối với tiền sử dụng đất: Người sử dụng phải nộp chậm nhất là 30 ngày, tính từ thời điểm ban hành thông báo về nộp tiền sử dụng đất. Cụ thể là người sử dụng phải nộp 50% mức tiền đã được thông báo. Còn 90 ngày tiếp theo sẽ phải nộp 50% số tiền còn lại.
- Đối với lệ phí trước bạ: Theo quy định thì phí trước bạn cũng phải nộp chậm nhất là 30 ngày tính từ khi nhận được thông báo. Tuy nhiên, trừ trường hợp đối với những người được ghi nợ lệ phí trước bạ.
Như vậy không những chúng tôi đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi: Đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền mà cò giúp được rất nhiều người hiểu hơn về những quy định của Pháp luật về các khoản tiền mà người sử dụng đất cần phải nộp.
Hy vọng bài viết là một nguồn tư liệu bổ ích cho những ai chưa rõ về vấn để chuyển đổi đất ruộng lên đất thổ cư bao nhiêu tiền. Chắc chắn các bạn sẽ hài lòng với những gì thu thập được khi tìm hiểu xong bài viết này. Chúc các bạn sẽ hoàn thành công việc của mình một cách nhanh nhất.