Tình hình giá đất ruộng Bến Lức đang tăng mạnh, có thể trở thành cơn sốt trong thời gian tới
Nhờ vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp mà Bến Lức Long An đang được nhiều nhà đầu tư “chú ý” đến. Tháng 6 năm 2019 là cột mốc đánh dấu giá đất ruộng Bến Lức có xu hướng tăng trở lại. Dự kiến đất nông nghiệp của huyện Bến Lức sẽ trở thành một cơn sốt trong giới bất động sản sau khi dịch được kiểm soát.
Đánh giá tổng quan về Bến Lức - Long An
Huyện Bến Lức tỉnh Long An
Vị trí địa lý
Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An, cách thành phố Tân An của Long An khoảng 15km về hướng Đông Bắc và cách TP.HCM 30km về hướng Tây. Diện tích của Bến Lức chiếm 6.59% trong tổng diện tích của toàn tỉnh.
Huyện Bến Lức tiếp giáp với nhiều huyện, do đó mạng lưới giao thông ở Bến Lức vô cùng thuận lợi:
- Bắc giáp 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ;
- Nam giáp huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ;
- Đông giáp huyện Bình Chánh của TP.HCM;
- Tây giáp huyện Thủ Thừa.
Cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Bến Lức
Huyện Bến Lức là cửa ngõ kết nối các tỉnh miền Tây với TPHCM
Là cửa ngõ giao thương quan trọng, là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây và TP.HCM. Chính vì thế, nhiều năm qua huyện Bến Lức được tập trung chú trọng vào đầu tư và phát triển nhiều tuyến đường lớn như quốc lộ N2, quốc lộ 1A, quốc lộ 824, quốc lộ 825… Sắp tới, khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành được hoàn thành thì thời gian vận chuyển, di chuyển từ Long An đến các tỉnh thành phố lân cận như TP.HCM, Bà Rịa, Đồng Nai được rút ngắn. Hứa hẹn trong tương lai nền kinh tế xã hội của Bến Lức ngày càng phát triển hơn nữa.
Điều kiện cơ sở hạ tầng kết hợp với những phân tích trên, không có lý do gì mà không nhanh chóng đầu tư vào đất ruộng Bến Lức tỉnh Long An.
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2020 phác họa rõ mục tiêu xây dựng đô thị của huyện bến Lức theo hướng hệ thống đô thị Việt Nam. Theo đó, mô hình phát triển được hoàn thiện từng bước với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ. Tính đến 2030, kế hoạch quy hoạch huyện Bến Lức được minh họa thông qua bản đồ quy hoạch lẫn bản đồ điều chỉnh như sau:
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức giai đoạn 2020-2030
- Vùng phía Bắc huyện Bến Lức là vùng kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi có sự xuất hiện của nhiều khu - cụm công nghiệp trên tỉnh lộ 830 làm cho nền kinh tế của vùng có những chuyển biến rõ rệt.
- Vùng phía Nam của huyện nổi tiếng với hệ thống giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và khu đô thị. Đây là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản của huyện nói chung và thị trường đất ruộng Bến Lức nói riêng sẽ bắt đầu sôi động trong vài tháng tới.
Tình hình đầu tư đất nông nghiệp huyện Bến Lức
Đất ruộng huyện Bến Lức hay còn được gọi là đất nông nghiệp huyện Bến Lức đang là phân khúc bất động sản được nhiều nhà đầu tư cho vào “tầm ngắm”. Sau khoảng thời gian dài yên ắng thì đến tháng 6 năm 2019, giá đất ruộng Bến Lức đã có chiều hướng tăng trở lại. Lượng người mua ồ ạt, dự kiến sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, giá đất nông nghiệp của huyện sẽ còn tăng nữa.
Nhu cầu đầu tư đất ruộng Bến Lức ngày càng tăng cao
Những lý do nên đầu tư vào đất ruộng Bến Lức
Đất nông nghiệp giá rẻ, dễ đầu tư
Mức giá đối với đất nông nghiệp thuộc huyện Bến Lức chỉ khoảng từ 1.2 triệu đến 3 triệu/m2. Như vậy, chỉ với 200-600 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể sở hữu một mảnh đất nông nghiệp có diện tích từ 100m2 trở lên. Trước đây, khi đất ruộng Bến Lức đang sốt, giá đất có khi chạm mốc 3-5 triệu đồng/m2. Nhưng từ khi dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, giá đất nông nghiệp của huyện đã được kiểm soát trở lại.
Mặc dù giá đất tăng, nhưng nếu so với các huyện khác của Long An như Đức Hòa, Cần Giuộc hay thành phố Tân An thì giá đất nông nghiệp Bến Lức vẫn còn ở mức phải chăng, từ 10-35%. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất nông nghiệp Bến Lức chiếm tỷ trọng 78% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế đô thị hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, huyện Bến Lức đã thực hiện chủ trương chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Quá trình chuyển dịch này được dự đoán sẽ được tiếp tục diễn ra với quy mô rộng hơn trong thời gian tới, đó cũng là lý do thuyết phục nhất nên đầu tư vào đất ruộng huyện Bến Lức ngay từ bây giờ.
Những lý do nên đầu tư ngay vào đất nông nghiệp huyện Bến Lức
Ít cạnh tranh
Như đã nói thì tỷ trọng đất nông nghiệp của huyện vẫn còn khá nhiều. Trong khi đó lượng người mua vẫn chưa tăng cao do nhiều yếu tố thị trường tác động nên vốn đầu tư cần bỏ ra thấp. Mặc dù chưa thể thu được lợi nhuận ngay tức thì nhưng đây thực sự là hạng mục bất động sản “hái ra tiền” trong tương lai gần.
Mục đích đầu tư đa dạng
Thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020, tỷ lệ giá đất nông nghiệp huyện Bến Lức tăng trên 20%. Theo đó, nhiều chuyên gia dự đoán rằng người dân Bến Lức sẽ nhanh chóng giàu lên nhờ những mảnh đất vườn. Bên cạnh việc mua đất nông nghiệp để chờ tăng giá và hưởng lợi từ mức chênh lệch thì các nhà đầu tư còn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như:
- Cho thuê canh tác;
- Trực tiếp canh tác để thu lợi nhuận từ sản phẩm cây trồng, hoa màu;
- Đất ruộng Bến Lức có khả năng cao nằm trong dự án sắp được quy hoạch nên sẽ được đền bù;
- Chuyển một phần diện tích sang đất thổ cư để làm nhà ở cũng là một cách để tự đẩy giá đất.
Trước những biến động tích cực của thị trường bất động sản tỉnh Long An noi chung và huyện Bến Lức nói riêng. Cùng với đó là kế hoạch quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050 sẽ là tín hiệu đáng mừng cho những nhà đầu tư đang có dự định mua đất ruộng Bến Lức - Long An.