Hiệp hội Bất động sản HOREA có một số điểm lưu ý là số doanh nghiệpthị trường bất động sảnvà tín dụng tiêu dùng đầu năm thì tăng nhanh nhưng thị trường vẫn tiếp tục xu thế chững lại. Đây quả thực là điều khó hiểu!

Để lý giải cho điều này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Sự thành lập của các doanh nghiệp mới tăng nhanh chóng

Theo HOREA, tính đến ngày 31/12/2016, toàn thành phố đã có 13.220 doanh nghiệp bất động sản bao gồm 4.970 công ty cổ phần, 2.140 công ty TNHH một thành viên, 5.878 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 232 doanh nghiệp tư nhân.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, theo thống kê đã có 18.000 doanh nghiệp được thành lập, trong đó có đến khoảng hơn 1/3 doanh nghiệp là doanh nghiệp bất động sản tương đương 6.000 doanh nghiệp và phần lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy thị trường bất động sản vẫn đang thu hút được sự quan tâm đầu tư, khởi nghiệp của xã hội, nhưng cũng phải đặt ra vấn đề về năng lực hoạt động hay tính chuyên nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cần hết sức quan tâm về công tác quản lý cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cao hơn…

Báo cáo của HOREA cho biết tại TP HCM số vốn huy động trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng đã tăng 4,5% so với cuối năm 2016, trong khi dư nợ tín dụng ước đạt 1,6 triệu tỷ đồng tăng khoảng 10% cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian này đang cao hơn tốc độ tăng huy động vốn khá lớn.

Điều đáng chú ý ở đây là dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn lại không hề biến động nhiều, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 10% của tổng dư nợ. Trong khi đó 4 tháng đầu năm, lượng vay tiêu dùng đã lên đến 18.275 tỷ đồng và chiếm 15,9% tổng dư nợ trên địa bàn. Trong đó có dư nợ cho vay cá nhân để xây dựng và sửa chữa cũng như mua nhà để ở mà nguồn trả nợ từ tiền lương.

Do đó, HOREA đã đưa ra lời cảnh báo và đề nghị cơ quan chức năng cần quan tâm ngay đến tình hình tín dụng tiêu dùng tăng nhanh đã và đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ. Nếu không quản lý chặt chẽ thì nhiều người vay có thể chuyển qua đầu tư bất động sản và dễ phát sinh rủi ro.

Căn hộ vừa tiền, giá rẻ và thấp vẫn chiếm lĩnh thị trường

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn TP HCM đã phát triển 4,92 triệu m2 sàn nhà ở và nâng tổng diện tích nhà ở thành phố lên 157 triệu m2 với mức bình quân đạt 18,47 m2/người.

Căn hộ vừa tiền, giá rẻ vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh.

Thị trường nhà ở thương mại tại TP HCM trong 6 tháng đầu năm đã có 32 dự án nhà ở sẽ được hình thành trong tương lai và đều được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn, với tổng số 16.506 căn trong đó có 14.754 căn hộ chung cư và 1.752 căn nhà thấp tầng, với tổng giá trị cần huy động lên đến 30.599 tỷ đồng.

Trong đó, đối với phân khúc cao cấp thì có 5.164 căn, chiếm tỷ lệ 31,3%, phân khúc trung cấp cũng có khoảng 5.136 căn, chiếm tỷ lệ 31,1% và phân khúc bình dân có 6.206 căn, chiếm tỷ lệ 37,6%.

Tín hiệu đáng mừng bởi sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ

Như thống kê trên có thể thấy, tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền, giá rẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,7%) trong tổng số căn hộ được đưa ra thị trường trong 6 tháng đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đã có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ và đang theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ (bao gồm 1 đến 2 phòng ngủ) đáp ứng nhu cầu thực tế của đông đảo người có thu nhập trung bình lẫn người có thu nhập thấp đô thị và nó có cũng tính thanh khoản cao.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì số lượng nhà ở được chào bán lại giảm so với cùng kỳ năm 2016 bởi khi phân khúc nhà ở bình dân chào bán tăng 1,9 lần và phân khúc cao cấp tăng 1,8 lần thì phân khúc trung cấp lại giảm đến 42,1%. Đã có những chủ đầu tư lớn chuyên phát triển dự án nhà ở trung cấp còn không có sản phẩm bán trong 6 tháng đầu năm nay.

Dù sao thì nhờ có sự tái cơ cấu mạnh mẽ mà người dân thì tìm được căn hộ ưng ý còn doanh nghiệp thì chào bán được hàng, cả 2 bên đều được lợi. Thị trường cũng giao dịch sôi động hơn.