Tìm hiểu thông tin về bản đồ địa lý Việt Nam
Trong bản đồ địa lý Việt Nam thể hiện rõ những tỉnh thành và các thành phố lớn trực thuộc trung ương của nước ta. Nhìn vào bản đồ ta có thể biết được hết các đặc điểm về vị trí, khí hậu hay đặc điểm nền kinh tế của mỗi vùng của Việt Nam.
Khái niệm chung về bản đồ địa lý.
Bản đồ là một hình vẽ thu nhỏ của của một phần hay một lãnh thổ quốc gia trên trái đất, được thể hiện trên một mặt phẳng. Nhìn vào bản đồ có thể giúp người đọc xác định được vị trí, sự phân bố dân cư hay các hoạt động dịch vụ của một quốc gia. Ngoài ra bản đồ còn thể hiện được hình dạng và quy mô của các lục địa trên thế giới.
Bản đồ địa lý Việt Nam
Mỗi vùng của mỗi quốc gia có những tài nguyên khoáng sản riêng của nó, thể hiện được sự phát triển về nền kinh tế xã hội. Và bản đồ được xem như một tài liệu quan trọng để người ta biết được những tài nguyên đó thực hiện việc thăm dò, khai thác và quản lý chúng.
Chức năng của bản đồ địa lý Việt Nam
Bản đồ địa lý Việt Nam có vai trò quan trọng và người dung bản đồ với nhiều mục đích khác nhau như là:
- Đọc bản đồ để biết về các thông tin được cập nhật như dân cư, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, từ đó có cái nhìn bao quát hơn về lãnh thổ nước ta.
- Thong qua bản đồ online của các ứng dụng trên điện thoại smartphone giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm một địa chỉ nào đó mà mình muốn đến như nhà hàng, trung tâm mua sắm, các quán cafe,…
- Bản đồ địa lý Việt Nam còn được dùng để làm tư liệu giảng dạy cho giáo viên trong các trường học. Làm tài liệu học tập cho học sinh điển hình như môn Địa lý đã được học ở cấp 2 và cấp 3.
- Biết cách nhìn bản đồ địa lý, chúng ta sẽ hiểu được môi trường tự nhiên và khí hậu đặc trưng của mỗi tỉnh thành ở nước ta, giúp ta có thêm kiến thức về địa lý và xã hội.
Những thông tin có trong bản đồ địa lý Việt Nam
trong phần này các bạn sẽ được biết một cách tổng quát vị trí và diện tích của nước ta, đặc điểm dân cư, khí hậu và tình hình phát triển kinh tế. Ngoài ra, các bạn sẽ được tìm hiểu sơ bộ về những vùng lãnh thổ của Việt Nam.
Sơ bộ về vị trí địa lý Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia của Đông Nam Á, thuộc bán đảo Đông Dương. Có tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, bên khu vực biển thì gần với những quốc gia như Malaysia, Philippin,..
Đặc điểm địa hình nước ta đa phần là đồi núi, chiếm khoảng ¾ diện tích của cả nước , ¼ diện tích còn lại là đồng bằng và trung du. Vùng biển Việt Nam có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Hình dạng nước ta trên bản đồ địa lý Việt Nam được thể hiện trên hình chữ S, bao gồm các tỉnh và thành phố với những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Khoáng sản Việt Nam
Qua bản đồ địa lý Việt Nam có thể thấy diện tích của nước ta khá lớn, với tổng diện tích là 331.121 km2 bao gồm đất liền và các hòn đảo. Có khoảng 4010 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và được trải dài từ Bắc tới Nam. Trong đó có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Nước ta thuộc vĩ độ 23033’B -8035’B, nếu tính cả những hòn đảo thì 23024’B- 6060’B. Kinh độ 102008’B- 109034’B, nếu tính đảo thì là 1010Đ- 107030’Đ.
Có đường biên giới khá dài với các nước tiếp giáp lân cận. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc với chiều dài 1401 km. Đường biên giới dài 2101 km tiếp giáp ở phía Tây với Lào và có đường biên giới dài hơn 1101 km tiếp giáp với Campuchia. Phía đông và phía Nam giáp biển với đường bờ biển dài 3261 km.
Đặc điểm dân cư, khí hậu của Việt Nam
Việt Nam được coi là một quốc gia đông dân, theo thống kê năm 2016 dân số nước ta hơn 93 triệu người và có mật độ dân số cao. Đến nay thì dân số nước ta tăng nhanh và đang đứng vị trí thứ 2 của Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới, dân số vẫn đang trên đà phát triển vượt bậc qua những năm tiếp theo.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, thể hiện rõ rệt qua sự phân bố khí hậu ( 4 mùa xuân hạ thu đông) của các vùng trong bản đồ địa lý Việt Nam. Góp phần tạo nên nhiều màu sắc cho quốc gia, thúc đầy nền du lịch phát triển.
Tình hình phát triển kinh tế của nước ta
Việt Nam đang từng bước vươn lên để trở thành một trong những quốc gia phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam á nói riêng và thế giới nói chung. Từ một đất nước nghèo đói trong những năm 1945 nước ta đã từng bước phát triển nhờ sự tiến bộ vượt bậc của nền khoa học và công nghệ. Việt Nam đang cố gắng phát triển hơn nữa trong những năm sau, đưa nền kinh tế của nước nhà sánh với các quốc gia phát triển trên thế giới.
Khu vực kinh tế của cả nước ta
Sơ lược về những vùng lãnh thổ của Việt Nam ta
Nhìn vào bản đồ địa lý Việt Nam ta có thể thấy lãnh thổ nước ta gồm 63 tỉnh thành trải dài từ bắc xuống nam và chia thành 3 miền khác nhau đó là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Nước ta có tất cả 7 vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng miền có một nét đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên cũng như nền kinh tế, văn hóa xã hội.
Vị trí các tỉnh thành Bắc Bộ được thể hiện trong bản đồ
Bắc Bộ hay còn gọi là miền Bắc Việt Nam được coi là trái tim của nước nhà với những trung tâm kinh tế và chính trị lớn. Bắc Bộ bao gồm 3 vùng kinh tế trọng điểm và những tỉnh thành thuộc những vùng kinh tế này bao gồm:
- Vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh thành như là: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
- Đồng bằng sông Hồng bao gồm các 10 tỉnh và thành phố là : Hà Nội( thủ đô của Việt Nam), Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
- Phía Đông Bắc Bộ có 9 tỉnh thành là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, và Quảng Ninh.
Bản đồ các tỉnh miền Bắc
Vị trí các tỉnh thành Trung Bộ
Cũng giống như Bắc Bộ, các tỉnh thành thuộc khu vực Trung bộ cũng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Bản đồ các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Gồm 3 khu vực kinh tế như:
- Bắc Trung Bộ: khu vực này gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
- Vùng Tây Nguyên : Đây là khu vực cao nguyên lớn nhất nước gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ: Có 8 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên.
Vị trí các tỉnh thành Nam Bộ
Nam Bộ, vùng miền cuối cùng của bản đồ địa lý Việt Nam, được chia thành 2 vùng kinh tế lớn là :
- Đông Nam Bộ còn gọi là miền Đông bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai.
- Tây Nam Bộ: là vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm Cần Thơ (thành phố trực thuộc trung ương), Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,Cà Mau.
Bài viết trên đã tóm tắt sơ lược các thông tin trên bản đồ địa lý Việt Nam. Các bạn tham khảo để có thêm kiến thức về địa lý nhé.