Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của nền kiến trúc Chăm pa
Vương quốc Chăm pa, một vương quốc từng nổi danh một thời cách đây hơn 1.700 năm. Vương quốc này hồi đó nằm trên ngã tư giữa nước Ấn Độ, Trung Quốc, Java, là một trong trung tâm giao thương sầm uất ở vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ. Và vương quốc màu thời đó là một đối thủ lớn của đế chế Khmer hùng mạnh. Ở thời đó người ta biết đến Chăm pa là người thợ thủ công thiện nghệ và là kiến trúc sư rất tài năng. Chính vì thế nên đã để lại cho lịch sử dân tộc một nền kiến trúc Chăm pa độc đáo điển hình là nghệ thuật tháp Chăm pa hiện nay.
Đặc điểm kiến trúc Chăm pa
Nếu nét về lịch sử và vị trí địa lý có lẽ sẽ là một câu chuyện rất dài nên bài viết này chỉ nói đến đặc điểm đặc sắc của nền kiến trúc Chăm pa nói chung và đặc điểm của tháp Chăm nói riêng.
Đặc điểm kiến trúc Chăm pa
Sơ lược vị trí địa lý của vương quốc Chăm pa.
Như giới thiệu về vị trí địa lý của nước Chăm pa thời đó là một trong trung tâm giao thương, vị trí tại trung tâm đại lộ hải thương, nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Chính vì đặc điểm địa lý này nên chúng ta cũng có thể hiểu được một phần nghệ thuật độc đáo của vương quốc này.
Trước đây vương quốc này rất tích cực trong việc tham gia vào vào hệ thống hải thương quốc tế thời đó. Qua đó người Chăm pa tạo nên được mối quan hệ mật thiết với với các vương quốc ở lụa địa Đông Nam Á và đế chế hải đảo hiện nay thuộc nước Indonesia.
Đặc điểm về kiến trúc của vương quốc Chăm pa.
Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi như đã nêu trên thì nghệ thuật của vương quốc này cũng một phần ảnh hưởng của nền nghệ thuật đa dạng từ Ấn Độ, Trung Hoa và các nước thuộc Đông Nam Á.
Nhắc đến nền kiến tôn giáo Hindu, nền nghệ thuật độc đáo không sử dụng nhiều vật liệu bằng đá trong kiến trúc xây dựng. Ngược lại với kiến trúc Chăm pa sử dụng công nghệ xây dựng sử dụng chủ yếu là gạch.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thấy được kiến trúc của người Khmer và Java thì lại nghiêng hẳn về thiết kế và sử dụng đá trong xây dựng kiến trúc của mình. Có thể thấy rõ cho nền kiến trúc này là các ngôi đền Angkor Wat hay Angkor Thom của Campuchia hay ở Indonesia có đền Borobudur hay Prambanan.
Đặc điểm về kiến trúc của vương quốc Chăm pa.
Qua đặc điểm về kiến trúc của trên của các nước láng giềng cho thấy mặc dù nói nền kiến trúc Chăm pa có ảnh hưởng từ nền văn hóa và nghệ thuật của nước này. Chăm pa vẫn giữ được nét độc đáo riêng về nghệ thuật của mình. Để lại ấn tượng sâu sắc và được lưu giữ nét kiến trúc cho đến ngày nay điển hình là ngôi tháp Chăm. Cùng tìm hiểu kỹ về kiến trúc Chăm pa qua công trình xây dựng tháp Chăm để hiểu rõ hơn.
Đặc điểm kiến trúc ngôi tháp Chăm có thể phân biệt được với kiến trúc độc đáo.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hiện nay có đến hơn 50 tòa đền tháp dọc vùng miền Trung của nước ta. Tuổi thọ của ngôi tháp này khá ấn tượng đối với người nghe, ngôi tháp đọc gọi là trẻ nhất cũng đã trải qua 500 đến 600 năm thời gian. Có ngôi tháp lại có tuổi thọ đến cả nghìn năm, một con số cực kì ấn tượng cho ai chưa biết về nó.
Đây được xem là kiến trúc cổ và còn là sản phẩm tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm hiện nay. Tất cả ngôi tháp Chăm đều được xây dựng bằng gạch nung. Nguyên liệu được lấy từ đất của địa phương có màu đỏ sẫm khi được nung lên. Bên ngoài mặt tường có trang trí bằng cách chạm khắc, đẽo gọt nên hình chim muông, vũ nữ, thần thánh, hoa lá rất tỷ mỷ,công phu.
Đặc điểm kiến trúc Chăm pa về kỹ thuật xây dựng đền tháp.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho biết rằng ngôi tháp Chăm pa được xây dựng lên bằng viên gạch mộc chưa nung. Người thợ lúc bấy giờ xây dựng lên tháp bằng cách lấy từng viên gạch nước và ép sát viên gạch này với viên gạch kia rồi xát vào nhau. Tiếp tục chồng miếng gạch khác lên và để so le mí với nhau để tạo thành một tổng thể đồng chất, cứ làm như vậy cho đến khi hoàn thiện công trình. Sau đó để cho công trình xây dựng này khô và thực hiện nung gạch cả khối.
Đặc điểm kiến trúc Chăm pa về kỹ thuật xây dựng đền tháp.
Vì ngôi tháp này có đặc điểm xây bằng gạch mộc ( gạch mộc là loại gạch chưa qua quá trình nung hay đốt lửa được phơi qua vài ngày để gạch se lại và thường có một lượng nhỏ cát, chiếm khoảng 10%). Chính vì thế nên bắt buộc người thợ phải xây dựng từ dưới lên trên và khi nung thì thực hiện ngược lại, từ trên xuống dưới để tránh cho công trình bị đổ.
Qua đặc điểm về nghệ thuật xây dựng cũng khiến nhiều người nể phục sự độc đáo của nền kiến trúc Chăm pa bởi sự tinh tế , công phu từ cách thiết kế lẫn cách xây dựng hoàn thiện.
Đặc điểm về bố cục của kiến trúc tháp Chăm pa.
Bố cục chính của kiến trúc Chăm pa điển đình là ngôi tháp chủ yếu được xây dựng theo bố cục hình vuông. Không gian bên trong ngôi đền tháp rất chật hẹp vì diện tích xây dựng tháp cũng không quá lớn. ngôi tháp chỉ thường chỉ có một cửa duy nhất và được mở ở hướng mặt trời mọc là hướng Đông.
Bởi lẽ kiến trúc tháp Chăm có đặc điểm hình vuông vì người xưa cổ của vương quốc Chăm pa đã quan niệm rằng thế giới là một hình vuông. Xung quanh đó là đại dương và núi bao bọc và chính giữa sẽ là một trục xuyên thẳng hướng đến mặt trời. Chính vì vậy nên các bạn được thấy ngôi tháp ngày nay có đặc điểm vuông ở phía dưới và nhọn ở phía trên.
Xét về bố cục tổng thể của các đền tháp thì ngôi tháp Chăm pa thường sẽ được sắp xếp theo bố cục là một đường trục chạy giữa. Hướng chính của công trình này đều là hướng đông, là hướng nhận được ánh sáng, hướng của mặt trời mọc. Được quan niệm là hướng của sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở và là hương của vị thần thánh.
Bố cục của kiến trúc tháp Chăm pa.
Xét về mặt đại thể thì đặc điểm kiến trúc Chăm pa qua ngôi tháp Chăm được chia thành 2 dạng chính:
- Dạng tháp có bố cục là 1 ngôi tháp lớn trung tâm: Bố cục này còn được gọi là 1 kalan, Tháp trung tâm thờ thần Siva, là thần chủ của tôn giáo Chăm lúc bấy giờ. Chúng ta có thể thấy đại diện như tháp bà Po Nagar thờ bà mẹ xứ sở, được coi là Quốc mẫu của người Chăm dưới sự ảnh hưởng của Siva giáo.
- Dạng tháp có bố cục 3 song hành: Hay còn gọi là 3 kalan. Kiến trúc này gồm có 3 ngôi đền tháp đứng song hành với nhau theo trục bắc-nam và tất cả các ngôi đền đều quay mặt về hướng đông. Mỗi ngôi đền tháp được thờ 3 vị thần tương ứng là Brahma, Siva và cuối cùng là Visnu. Trong đó kích thước của ngôi tháp thờ thần Siva thương lớn hơn kích thước của 2 tháp kia.
Như vậy qua bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn về kiến trúc Chăm pa nói chung và đặc điểm của đền tháp, điển hình cho nền kiến trúc này nói riêng. Nền văn hóa kiến trúc của một Vương quốc đã từng tồn tại trên thế giới và được lưu truyền cho đến ngày nay.