Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là một trong những giấy tờ rất quan trọng có liên quan đến xác nhận chỗ ở của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục hành chính để làm loại giấy tờ này được quy định như thế nào? Để giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này, bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để chúng ta có thể hoàn thiện thủ tục một cách nhanh nhất.

Hồ sơ xác nhận nhà ở hợp pháp bao gồm những loại giấy tờ nào?

Để làm hoàn thiện hồ sơ xin xác nhận nhà ở hợp pháp thì cá nhân người đó phải hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Hồ sơ xác nhận nhà ở hợp pháp bao gồm những loại giấy tờ nào

Hồ sơ xác nhận nhà ở hợp pháp bao gồm những loại giấy tờ nào

  • Một loại giấy tờ quan trọng nhất đó là: Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp. Trong đơn này người xin xác nhận phải ghi đầy đủ thông tin theo mẫu. Cụ thể có những thông tin không thể thiếu đó là: Họ và tên, số CMND hoặc số thể căn cước. Trong đó phải cung cấp đủ thông tin về ngày cấp và nơi cấp. Đồng thời cung cấp thông tin về hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại và lý do xin xác nhận…
  • Một loại giấy tờ quan trọng nữa đó là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc những giấy tờ có liên quan chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp về quyền sử dụng đất. Cụ thể chỉ cần cung cấp bản photo công chứng là được.
  • Ngoài những loại giấy tờ trên bạn còn cần chuẩn bị thêm giấy phép xây dựng nhà và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

Toàn bộ những giấy tờ trên được coi là 1 bộ hồ sơ xác nhận nhà ở hợp pháp. Bạn có thể nộp hồ sơ vào tất cả các ngày làm việc trong tuần trừ thứ 7 và chủ nhật. Vậy theo bạn thì những đối tượng nào sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp nhà ở? Người nước ngoài có được công nhận quyền này không?... Phần tiếp theo sẽ giúp ta giải quyết vấn đề đó.

Đối tượng nào sẽ được công nhận quyền sở hữu hợp pháp nhà ở?

Trên thực tế sẽ có 3 nhóm đối tượng cần viết đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp. Theo quy định của nhà nước thì mỗi nhóm đối tượng sẽ có những quy định khác nhau. Cụ thể như:

Nhóm đối tượng thuộc tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình ở trong nước.

Với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình ở trong nước khi làm đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp phải có giấy xác nhận nhân thân theo quy định của pháp luật. Cụ thể như: Giấy CMND hoặc thẻ căn cước. Trong trường hợp chưa có CMND, thẻ căn cước thì phải có giấy khai sinh.

CMND hoặc thẻ căn cước là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ

CMND hoặc thẻ căn cước là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ

Nhóm đối tượng là người Việt nhưng định cư ở nước ngoài.

Đây là nhóm đối tượng khá phức tạp, tuy nhiên cũng có quy định rất cụ thể như:

  • Trong trường hợp người Việt đó có hộ chiếu ở Việt Nam thì giấy tờ đó phải còn giá trị sử dụng. Đồng thời phải có đóng dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam.
  • Đối với những người mang hộ chiếu của người nước ngoài thì cần đảm bảo các yêu cầu: Phải có dấu nhập cảnh vào Việt Nam trên hộ chiếu và còn giá trị sử dụng. Phải có giấy từ chứng minh mang Quốc Tịch Việt Nam. Ngoài ra còn một số loại giấy tờ tùy thân khác theo quy định luật phát Việt Nam.

Nhóm đối tượng là cá nhân và tổ chức nước ngoài.

  • Đối với cá nhân là người nước ngoài phải có hộ chiếu và có xác nhận của cơ quan nhập cảnh Việt Nam và con dấu đó phải còn giá trị sử dụng. Trong trường hợp người này không thuộc diện ưu tiên, miễn trừ ngoại giao theo quy định như: Đại diện ngoại giao, lãnh sự quán…

Hộ chiếu và có xác nhận của cơ quan nhập cảnh Việt Nam

Hộ chiếu và có xác nhận của cơ quan nhập cảnh Việt Nam

  • Đối với tổ chức nước ngoài thì phải đảm bảo các yêu cầu: Thuộc nhóm đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt nam. Cụ thể như: Cá nhân, tổ chức đầu tư dự án tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng đầu tư của nước ngoài… Tuy nhiên, họ phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

Hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp được quy định như thế nào?

Cá nhân, tổ chức trong nước muốn được giải quyết đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp thì ngoài việc phải thuộc những đối tượng được quy định ở trên thì những thủ tục, giấy tờ phải đảm bảo đủ mới được công nhận. Cụ thể như:

Đối với cá nhân, hộ gia đình ở trong nước

  • Đối với những trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì loại giấy tờ này không thể thiếu trong hồ sơ xác nhận nhà ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình đó.
  • Cần phải có hợp đồng mua bán nhà ở theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể là theo đúng nghị định 61/CP.
  • Trong trường hợp không phải là mua bán thì phải có giấy tờ giao, tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết…

Hợp đồng mua bán nhà ở có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Hợp đồng mua bán nhà ở có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

  • Có những loại giấy tờ quy định về quyền sở hữu hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền qua các thời kỳ mà không phải thuộc diện nhà nước xác lập theo nghị quyết 55/2005/NQ-UBTVQH11 và nghị quyết 23/2003/QH11.
  • Có giấy tờ mua bán, nhận, tặng, đổi, cho hoặc thừa kế đã được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
  • Có quyết định của tòa án hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về quy định quyền sở hữu hợp pháp.
  • Nếu không phải là đối tượng ở 6 trường hợp trên thì người đó phải có giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế và có chữ ký của các bên liên quan. Đồng thời phải có chứng thực của UBND cấp xã.
  • Còn trong trường hợp cá nhân có đủ 1 trong 6 mục trên thì phải có xác nhận của UBND cấp xã công nhận đã hoàn thành trước ngày 01/7/2006.

Trong trường hợp người Việt Nam sống ở nước ngoài nhưng sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Đối với những cá nhân thuộc trường hợp này phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Có giấy tờ mua bán, nhận, tặng, thừa kế hoặc cũng có thể là một hình thức sở hữu hợp pháp khác có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
  • Ngoài ra còn một số loại giấy tờ có liên quan theo đúng quy định về chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Khoản 1, 3 Điều 31 Nghị định 43 của Chính Phủ.

Trong trường hợp tổ chức ở trong nước hay người Việt Nam định cư nước ngoài thực hiện dự án của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Đối với những cá nhân tổ chức này thì ngoài các hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định khi trình đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp, họ còn chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Đối với những trường hợp đầu tư kinh doanh nhà ở cần phải có giấy tờ liên quan đến dự án phát triển với mục đích kinh doanh. Cụ thể như: Quyết định phê duyệt dự án, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư…

Phải có giấy chứng nhận đầu tư

Phải có giấy chứng nhận đầu tư

  • Đối với trường hợp tặng, mua, cho, nhận thừa kế hay có thể là một hình thức sở hữu khác thì cũng cần có giấy tờ hợp pháp chứng nhận quyền sở hữu đó theo đúng quy định.
  • Trong trường hợp nhà ở xây dựng không khớp với những loại giấy tờ có liên quan thì cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận công trình đó không ảnh hưởng tới các công trình công cộng khác và phải đảm bảo an toàn.

Hy vọng, với những nội dung bài viết chia sẻ độc giả đã hiểu một cách thấu đáo về thủ tục hồ sơ khi làm đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp tại Việt Nam. Đặc biệt là biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình và kể cả bạn là người nước ngoài đúng không nào?