Từng là tâm điểm của thị trường BĐS TP.HCM trong năm một thời gian khá dài. Nhưng giờ đây, trước sự nổi lên của khu Đông và khu Tây thì khu Nam đã bị bỏ lại phía sau. Năm 2018 này, khu Nam hi vọng có thể trở lại được “ngôi vị”của mình.

Thị trường BĐS Nam Sài Gòn mắc nhiều điểm nghẽn

Giai đoạn trước năm 2017, khu Nam được đánh giá là tâm điểm của thị trường BĐS TP.HCM với những dự án như: Phú Mỹ Hưng, Riviera Point,…Tuy nhiên, dù là trong lĩnh vực nào đi nữa ngay cả BĐS thì không có gì là có thể nhất mãi được. BĐS là ngành kinh tế thay đổi thất thường và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốt.

Ví dụ như quỹ đât cạn kiệt, kinh tế chung khó khăn, giao thông kém phát triển,..Trong đó, khu Nam đang mắc rất nhiều điểm nghẽn khiến cho thị trường bị tụt lùi lại.

Thị trường BĐS khu Nam Sài Gòn tồn tại nhiều điểm nghẽn khiến thị trường không thể phát triển

TP.HCM đã xây dựng những tuyến đường và cầu như: cầu Nguyễn Văn Cừ nối quận 4 vào quận 5, cầu Chữ Y nối quận 4 vào quận 1, cầu Nguyễn Tất Thành nối quận 4 vào quận 1 và cầu Tân Thuận nối quận 7 về quận 2. Để có thể kết nối dễ dàng hơn những quận thuộc khu vực trung tâm ra phía Nam thành phố.

Với hệ thống giao thông như thế, cho nên đã có nhiều doanh nghiệp địa cốc lấy đó làm điểm tựa để thực hiện dự án và quảng cáo cho dự án của mình. Tuy nhiên, nhìn vào hệ thống hạ tầng như vậy, ông Nguyễn Văn Đực-Phó giám đốc Công ty BĐS Đất Lành cho rằng: nơi này đang bị kẹt nặng.

“Những tuyến đường này càng ngày đã càng trở nên quá tải, không thể đáp ứng được tốc độ phát triển của khu vực này. Đơn cử như đường Nguyễn Tất Thành , đường Hoàng Diệu, đường Nguyễn Hữu Thọ,… đều trong danh sách những tuyến đường kẹt xe nghiêm trọng nhất TP.HCM.

Nguyên nhân là bởi vì, trong khi khu Nam đang thu hút được người dân đến sinh sống khá lớn. Mà hệ thống hạ tầng lại không chịu phát triển đồng bộ.Ngoài tắc đường, thị trường BĐS TP.HCM cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bãi rác Đa Phước được coi là bãi rác lớn nhất thành phố cũng thuộc khu vực này.

Ông Nguyễn Nam Hiền – Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hưng Thịnh Land cho biết: Theo đúng kế hoạch thì công ty ông đã triển khai dự án của mình trong năm 2017. Nhưng vì ô nhiễm môi trường như thế, nên việc triển khai dự án ở khu Nam bị dừng lại và chuyển sang khu Tây.

Không chỉ Hưng Thịnh Land, mà chắc hản còn rất nhiều doanh nghiệp khác đã âm thầm rút khỏi thị trường khu Nam. Bởi vì khu vực này đang mắc quá nhiều điểm nghẽn để có thể triển khai dự án.Bên cạnh đó, tình trạng ngập lụt do thủy triều cũng thường xuyên diễn ra ở đây. Nên nhiều nhà đầu tư đã không còn coi khu Nam là miếng bánh ngọt như trước kia.

Những bất lợi của khu Nam đã làm cho khu vực này bị khu Đông và khu Tây vượt qua

Một bất lợi nữa của thị trường BĐS khu Nam đó là thị trường này vẫn đang được cho là khu có nhiều dự án “chết yểu” chưa được hồi sinh. Ngoài những dự án chung cư cao cấp thì những dự án nhà ở liền kề, biệt thự,…đều còn rất nhiều. Dẫn đến sự thận trọng và niềm tin của khách hàng giành cho khu vực này giờ đây không còn.

Mong sự đột phá

Với những bất lợi kể trên nên thị trường khu Nam đã rơi vào tình trạng trầm lắng thời gian qua. Tuy nhiên, việc có khá ít những dự án BĐS lớn xuất hiện cũng đem lại thuận lợi cho những dự án nhỏ. Sức cạnh tranh sẽ ít đi và những dự án nhỏ có cơ hội để bứt lên.

Một số dự án hiện nay nhận được sự chú ý ở khu vực này như River City của Phát Đạt, Riverside của Him Lam, Luxgarden của Đất Xanh hay các dự án của Phú Mỹ Hưng, Novaland,Ecogreen quận 7 của Xuan Mai

Trong đó, dự án River City trước đây dự tính sẽ tung ra thị trường hơn 8.000 căn hộ. Nhưng giờ đây, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt cho biết. Đơn vị đã thay đổi quy hoạch và giảm số lượng căn hộ xuống còn 4.600 căn hộ. Việc giảm số lượng căn hộ được cho là để phù hợp hơn với lượng cư dân và tăng thêm chất lượng cho dự án. Nhằm đáp ứng những tiện ích và mang đất chất lượng cao nhất cho sản phẩm của họ.

Những nút thắt cần tháo trước mắt nằm ở đâu?

Nhiều chuyên gia BĐS đánh giá về quận 7 đều cho rằng. Nếu muốn khu Nam phát triển trở lại. TP.HCM sẽ phải gỡ tình nút thắt một cho khu vực này và trước mắt đó là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Do hiện tại số lượng dân cư của khu Nam đang rất đông và ngày càng tăng thêm.

Nút thắt đầu tiên mà TP.HCM cần tháo cho khu Nam đó chính là hệ thống hạ tầng giao thông


Tiếp đó là mở rộng những tuyến đường trọng điểm như đường Huỳnh Tấn Phát, trục đường chính Nguyễn Văn Linh (quận 7), trục đường Phú Thuận,…Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, TP.HCM đã có đề án đầu tư, phát triển hàng loạt dự án hạ tầng giao thông cho khu Nam. Điển hình nhất là dự án xây dựng 6 cây cầu nối khu Nam với các khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, việc UBND TP.HCM cũng đã có đề án để nâng H.Bình Chánh lên quận (chưa thành công). Cho thấy, thành phố cũng đã có những tính toán để khu Nam phát triển trở lại.

“Thị trường BĐS khu Nam đương nhiên sẽ chưa thể bứt phá. Nhưng kì vọng vào một năm 2018 phát triển trở lại ở khu Nam thì có thể”, ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HoREA nhận định.