Thị trường BĐS TP.HCM phát triển nhanh nhưng còn chưa xứng tầm

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, năm 2017 BĐS TP.HCM thực sự phát triển mạnh. Thế nhưng nó còn chưa xứng tầm với tiềm năng của nó. Bởi bì vẫn còn những vật cản “cột chân” thị trường.

Sang 2018 này, muốn thị trường phát triển hơn nữa thì cần phải có những biện pháp tháo gỡ những thỏi nam châm bám vào thị trường. Kìm hãm sự phát triển của BĐS thành phố.

Theo báo cáo tổng kết năm về thị trường BĐS TP.HCM. HoREA cho rằng thị trường BĐS TP.HCM hiện còn chưa minh bạch, chưa lành mạnh, chưa ổn định và nhiều những vướng mắc khác bó chân.

BĐS TP.HCM còn có thể phát triển hơn nữa nếu như tháo gỡ được những vướng mắc liên quan để thủ tục

Trong đó, việc giải quyết thủ tục hành chính là vấn đề mấu chốt. Bởi ở trong quá trình xin thủ tục còn nhiều bất cập kéo dài. Cho nên mới dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp “cầm đèn chạy trước ô tô”. Vì nếu đợi thủ tục hoàn thành thì cơ hội đón đầu thị trường sẽ mất đi.

Thực trạng này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận thị trường. Khiến cho thị trường lúc thì thừa, lúc thì thiếu dự án. Việc giải quyết nhanh vấn đề này, thủ tục hành chính rút ngắn và đơn giản. Sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp cũng như thị trường phát triển lành mạnh, bền vững,…

Thủ tục chưa phải là tất cả mà còn vướng mắc cơ chế và luật

Một “cục đá” khác theo HoREA nhận thấy đó là thủ tục để chuyển nhượng các dự án BĐS. Hiện nay, các điều luật quy định muốn chuyển nhượng thì doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.

Trong khi có những dự án thế chấp làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu ngân hàng thì chưa có dự án nào là có giấy chứng chứng nhận này. Điều đó đã kìm hãm các doanh nghiệp mới tiếp nhận dự án triển khai, khởi động lại dự án.

Điều này khiến doanh nghiệp địa ốc gặp khó khăn trong quá trình M&A quỹ đất của mình. mà trên đại bàn thành phố hiện nay có đến 500 dự án đang “đắp chiếu” chờ chủ đầu tư mới đến triển khai lại.

Những dự án đang “đắp chiếu” thì chỉ còn cách giải quyết theo kiểu chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư mới. Mà luật hiện hành đang kìm hãm điều này

Nhưng vì thủ tục hành chính cũng như luật hiện hành quá khó khăn. Nên thị trường năm vừa qua chỉ có 27 dự án được đứng tên chủ đầu tư mới và triển khai lại.

Tiếp đến là “ cục đá” tiền sử dụng đất. Đây là thực trạng đang tạo ra cơ chế xin- cho trên thị trường. Làm các doanh nghiệp cực kì khó khăn trong triển khai dự án. Mà người chịu thiệt cuối cùng lại là người mua nhà. Đó không ai khác là những người dân, những người lao động.

Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng cũng đang là một vấn đề nan giải ở TP.HCM. Nó khiến cho các dự án đang trong thời gian bồi thường, bồi thường dở dang. Và vẫn đắp chiếu trong thời gian dài mà không có cách tháo gỡ

Cuối cùng đó là “cục đá” về chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tạo được nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS. Người dân muốn mua BĐS vẫn phải chịu mức lãi suất quá cao. Mà nguồn vốn này đối với người mua nhà lần đầu mà muốn vay cũng không thật đơn giản.

Vì vấn đề này mà phân khúc nhà ở giá rẻ gần như không xuất hiện trên thị trường TP.HCM trong năm 2017. Vì người mua phân khúc này chủ yếu có thu nhập từ 10 triệu đồng trở xuống. Mà với nguồn thu đó thì ngân hàng lại không cho vay và không được tiếp cận gói tín dụng thương mại.

“Cục đá” về chính sách tín dụng chưa phù hợp, thỏa đáng

Hợp tác cùng phát triển là xu hướng mới và tất yếu

Theo HoREA thì năm 2018,thị trường BĐS sẽ có sự tái có cấu sản phẩm để tránh tình trạng lệch pha cung- cầu như năm ngoái. Và để thị trường phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Giúp những người có thu nhập thấp cũng có thể sở hữu cho mình một căn nhà.

Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh nhất và nổi bật nhất của năm 2018 sẽ là vấn đề hợp tác giữa các doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp trong nước với trong nước và với nước ngoài.

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án sẽ tấp nập hơn trong năm 2018. Qua đó sẽ góp phần khởi động lại các dự án và sàng lọc thị trường.

Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn lực tài chính mạnh và những siêu dự án đẳng cấp

Điển hình, những cái bắt tay hồi cuối năm 2017, đó là thương vụ của Công ty Nishi Nippon và Hankyu (Nhật Bản) hợp tác cùng Nam Long. Để phát triển Dự án khu dân cư Mizuki Park tại quận Bình Chánh, TP.HCM. Với tổng vốn đầu tư gần 400 triệu USD trên diện tích 26ha.

Cũng không kém phần nổi bật đó là, ngày 24/12 Tập đoàn Mitsubishi đã rót vốn vào Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation). Để phát triển một dự án nhà ở không gian xanh tại TP.HCM

Đó là dự án Diamond Lotus, dự án nhà ở đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn LEED (USGBC – Hoa Kỳ). Một tiêu chuẩn của Mỹ đã xuất hiện ở hươn 150 quốc gia trên thế giới và lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Khoản đầu tư đầu tiên của 2 doanh nghiệp này được giải ngân ngay trong tháng 1 vừa qua. Có giá trị hơn 30 triệu USD cho dự án Diamond Lotus Riverside tại quận 8, TP.HCM.

Đó là những dự án điển hình của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Và đó cũng là những dự án đóng vai trò là “phát súng lệnh” mở ra một xu hướng mới. Xu hướng sẽ thúc đây BĐS TP.HCM phát triển trong tương lai.