Thị trường HCM nhộn nhịp phân lô đất nền sau quyết định 60
Thị trường BĐS TP.HCM sẽ bị quyết định 60 làm ảnh hưởng
Trong quy định cũ, các khu đất có diện tích trên 2.000m2 thì đều phải lập dự án 1/500. Và không được phép phân lô bán nền. Trong khi đó, mới đây khi quết định 60 của UBND TP.HCM chính thức có hiệu lực thì quy định này đã được bãi bỏ.
Điều này dẫn đến những lo ngại về vấn đề phân lô bán đất trên địa bàn thành phố. Một khi tình trạng này bùng nổ, thì chắc chắn mỹ quan đô thị thành phố sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đến với “thiên đường” phân lô của đất nền TP.HCM
Quận 9 được các tín đồ BĐS biết đến như là “thiên đường” phân lô của đất nền tại TP.HCM. Nếu đến quận 9, vào tất cả các ngõ ngách, cứ nơi nào còn đất bỏ hoang thì chắc chắn đã phân lô.
Thậm chí ngay cả đất những KCN hay đất nông nghiệp có khi còn được phân lô rồi. Vì chúng thậm chí đã được hô biến thành đất ở để bán.
Ông Hùng- một người môi giới đất lâu năm sinh sống tại quận 9 dẫn chúng tôi vào đường Lò Lu. Nơi được cho là “cái rốn” của quận này trong hoạt động phân lô. Trên con đường chỉ dài khoảng 7km, tất cả gần như đã được phân lô kín mít với khoảng 20 lô đất to.
Dọc đường Nguyễn Duy Trinh, trên mặt hai bên đường đất đã được phân lo hết. Không còn một mảnh trống nào. Do đó, để tiếp tục hoạt động cắt,xẻ đất các nhà môi giới và các “đầu nậu” phải tiến sâu vào phía bên trong. Len lỏi và những con đường, con hẻm nhỏ. Ông Hùng khẳng định: “Quận 9 lúc này thì ở đâu đất trống là ở đó sẽ được phân lô”. Bởi vì, theo ông Hùng nhờ phân lô mà giới “cò” đất ở đây đang vào mùa bội thu.
Đúng như lời ông Hùng nói, đâu đâu trên địa bàn của khu vực này cũng có sự hiện diện của cò đất. Và mọi người từ xe ôm đến bán được mía,…cũng trở thành cò đất…Họ chèo kéo và chào mới khách hàng giữa ban ngày mà không chút lo sợ pháp luật.
Trước đây, với Quyết định 19 và Quyết định 33, những khu đất có diện tích trên 2.000m2 thì đều phải lập dự án 1/500. Theo quy định này diện tích tách thửa đất tối thiểu phải là là 80m2, chiều rộng mặt tiền tối thiểu 5m với đất ở chưa có nhà. Còn với đất ở đã có nhà, thì diện tích tách thửa tối thiểu là 50m2 và chiều rộng tối thiểu phải là 4m.
Để lách luật, chủ của những khu đất đã tách mảnh đất lớn thành các thửa đất nhỏ có diện tích nhơ hơn 2.000m2. Rồi xin hạ tầng đi qua và phân lô để bán.
Bên cạnh đó, họ cho xây sẵn những căn nhà tạm trên những ô đất 50m2. Với mục đích để tách thửa đất theo diện đất ở đã có nhà để được tách nhỏ hơn.Vì nếu không có nhà thì phải tách có diện tích tối thiểu là 80m2.
“Diện tích những lô đất mà càng nhỏ thì càng dễ bán mà giá thì lại cao. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân lô và xin dự án đi qua được. Đây phải là những ông lớn và có sự “giúp sức” từ chính quyền”, ông Hùng nói.
Có thể sẽ bùng phát phân lô đất nền trên địa bàn này
TGĐ Công ty CP Tập đoàn BĐS VN (VNG Real) – ông Đinh Duy Trinh cho biết. Đã rất nhiều lần quy định về tách thửa đất ở, có diện tích 2.000m2 trở lên. Thì phải lập dự án 1/500 mới được phép tách đã đưa ra xem xét và cho vào dự thảo.
Vậy nhưng đến khi Quyết định 60 chính thức có hiệu lực thay quyết định 33 thì những dự thảo này gần như biến mất.
Các quy định hiện hành của pháp luật thì không có quy định này liên quan đến diện tích tối thiểu phải lập dự án. Cho nên, những khu đất có diện tích vài nghìn mét vuông cũng có thể được tách thửa phân lô bán nền.
Tương tự, lãnh đạo của một văn phòng đăng ký đất trên địa bàn cũng thừa nhận. Khi quy định buộc phải lập dự án 1/500 với khu đất trên 2.000m2 không còn hiệu lực. Thì chắc chắn tình trạng phân lô bán nền sẽ bùng nổ không chỉ ở quận 9 mà còn cả địa bàn thành phố, đặc biệt là ở vùng ven.
Vị lãnh đạo này còn đưa ra dự báo: “Nếu không nhanh chóng có những văn bản hướng dẫn làm hạ tầng trong khu phân lô.Thì thời gian để tình trạng phân lô bán đất nền bùng phát sẽ không còn lâu. Khi đó giá đất nền sẽ bị thổi lên ngất ngưởng. Mà chịu thiệt đầu tiên thì không ai khác chính là người dân. Bởi vì, nhà nước là đầu tư kinh phí để xây dựng trường học, bệnh viện, đường, điện, nước, công viên,.. phục vụ cho các khu phân lô này. Thế nhưng lợi nhuận khổng lồ thì lại chảy vào một vài cá nhân”.
Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, Nguyễn Toàn Thắng giải thích. Pháp luật hiện hành không quy định rõ rang với diện tích đất cụ thể là bao nhiêu thì được tách. Nhưng theo kết quả khảo sát thực trạng tại các quận/huyện thì đương nhiên là thửa nào to thì sẽ được các đầu nậu phân tách.
Các đối tượng đã lợi dụng chính sách của nhà nước để làm lợi cho bản thân. Hoạt động này không chỉ gây khó khăn cho quản lý đất đai của thành phố. Mà còn làm ảnh hưởng đến người dân, đến các phúc lợi, công trình xã hội,…