THỊ TRƯỜNG HCM KHỞI SẮC TRONG NĂM MỚI
Thị trường BĐS TP.HCM nhìn thấy tín hiệu tích cực
Cùng với sự chững lại của hầu hết các lĩnh vực kinh tế, thì BĐS không nằm ngoài số đó. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của BĐS trở lại sẽ là điều tất yếu. Và thị trường TP.HCM cũng không nằm ngoại lệ.
Trong báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế- xã hội của TP.HCM năm 2017 mới đây. Thị trường BĐS của thành phố đang đạt được những con số tích cực. Số lượng tồn kho của BĐS đã bắt đầu có sự suy giảm.
Và dự kiến trong năm 2018 này, tốc độ tăng trưởng của BĐS sẽ là 8%. Chiếm tỷ lệ khoảng 5,5% trong ngành dịch vụ và sẽ tác động tích cực đến các lĩnh vực khác. Như tài chính, ngân hàng, vật liệu xây dựng,… đặc biệt là thu ngân sách.
Những con số cụ thể phản ánh thực trạng thị trường
Năm vừa qua ở lĩnh vực BĐS trên cả nước có thêm 80,2% các doanh nghiệp được thành lập mới. Trong khi số doanh nghiệp giải thế giảm 26,5% số tạm ngưng hoạt động giảm 39%.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào lĩnh vực BĐS cũng ở mức cao và ngày càng tăng.Nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn lập ra một chiến lược dài hạn để đầu tư vào BĐS nước ta. Mục đích của họ là để đón đầu thị trường và để tận dụng thời cơ đang đến. Với một thị trường có khả năng hấp thụ đang ở mức cao.
Cùng với đà tăng trưởng của thị trường thì số lượng các giao dịch thành công theo đó cũng tăng lên.Con số thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS trược thuộc bộ xây dựng cho thấy. Năm vừa qua ở TP.HCM có hơn 1.900 giao dịch thành công, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lượng các giao dịch thành công vẫn tăng, phản ánh được thực trạng thị trường đang ở trong chu kỳ tăng trưởng. Không chỉ có sự phục hồi ở loại hình căn hộ, mà đất nền, biệt thự,..đều có dấu hiệu của sự tăng trưởng.
Lượng giao dịch thành công chủ yếu tập trung ở những dự án có chất lượng cao. Gía cả phù hợp, cộng với hệ thống hạ tầng đã hoàn thiện.
Dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường BĐS
Số dư nợ tín dụng của BĐS hiện tại đã vào khoảng 360 nghìn tỷ đồng( gấp 2 lần) con số khi thị trường bắt đầu khủng hoảng năm 2009. Và vượt cả con số tại thời điểm thị trường BĐS đạt đỉnh(310 nghìn tỷ).
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất với giai đoạn “sốt đất” là tín dụng BĐS thời gian qua chủ yếu là vào xây dựng và hoàn thiện các dự án nhà ở bán và cho thuê. Đó là những dự án đáp ứng nhu cầu người dân chứ không phải để kinh doanh BĐS.
Tín dụng BĐS tăng, đã góp phần lớn vào việc giải phóng hàng tồn kho của các ngành như: xây dựng, sắt thép, xi măng… Thúc đẩy lĩnh vực sản xuất phát triển và tạo thông công ăn việc làm.
Vẫn có những vấn đề đáng lo ngại còn tồn đọng
Những điều kiện thuận lợi cho BĐS thời gian qua phát triển là không cần bàn cãi. Nhưng không phải là không có những vấn đề đáng để lo ngại. Mà vấn đề nổi cộm nhất trong năm vừa qua thì vẫn là dư thừa nguồn cung BĐS.
Theo một con số thống kê không chính thức. Thì tại TP.HCM tính đến thời điểm cuối năm qua còn dư thừa BĐS đến hơn 60 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó thì vẫn có rất nhiều dự án đang được triển khai xây dựng và sắp mở bán. Đặc biệt là các dự án phân khúc trung và cao cấp.
Điều này sẽ khiến cho sự hấp thụ các dự án của thị trường sẽ giảm chậm trong thời gian tới. Vì quy mô thị trường hiện tại không thể hấp thụ nhanh và hết được số nguồn cung như hiện tại.
Đặc biệt là khi nguồn cung thì thực sự lớn nhưng lại không phù hợp với nhu cầu của người dân. Tất nhiên khi tung ra sản phẩm các doanh nghiệp đã phải nghiên cứu rất kĩ nhu cầu và khả năng hấp thụ. Thế nhưng nhu cầu của người dân hiện tại lại đang năm ở phân khúc trung bình nhiều hơn.Tuy nhiên thì mức giá của các sản phẩm BĐS hiện tại được đánh giá là đã khá hợp lí để ở cũng như để đầu tư.
Không những thế, người mua nhà bây giờ cũng rất là dễ dàng thi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cũng như về phía các chủ đầu tư thì sản phẩm của họ cũng ngày càng đa dạng. chất lượng ngày càng cao và giá thì cũng ngày càng hợp lí hơn.
Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng hiện nay so với thời kỳ “sốt đất” cũng thấp hơn nhiều. Lãi suất ngân hàng thấp và ổn định thì cũng là cơ hội cho thị trường BĐS phát triển.
Khi thị trường bước vào một thời kỳ mới. Thì các chủ đầu tư cũng đã thay đổi chiến lược sản phẩm cũng như tiếp cận khách hàng của mình. Những sản phẩm mới hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của người dân, giúp giảm nguy cơ tồn kho BĐS mà giai đoạn trước từng mắc phải.
Cũng phải công nhận rằng, BĐS vẫn là kênh đầu tư mà từ trước đến nay người dân đặt nhiều niềm tin nhất. Nhiều nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi họ luôn quan tâm tới BĐS đầu tiên. Vì nó giúp họ bảo toàn tài sản trong bối cảnh thị trường tài chính – tiền tệ có nhiều biến động.