Thị trường BĐS TP.HCM “đau đầu” về bài toán cung cầu phân khúc cao cấp

Giới chuyên gia địa ốc đều đưa nhận định, thị trường BĐS phân khúc cao cấp vẫn còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng. Đó là xu hướng phát triển tất yếu của những thành phố lớn. Và TP.HCM không là một ngoại lệ.


Với đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, tài chính – ngân hàng. Thì thị trường BĐS cả nước nói chung và ở TP.HCM nói riêng trong hai năm vừa qua vẫn đi đúng hướng. Nhiều nguồn tiền từ cả trong và ngoài nước vẫn đang chảy vào BĐS cao cấp. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ sở để tạo ra các dự án cao cấp mới cho thị trường.

Phân khúc căn hộ cao cấp và binh dân đang xảy ra tình trạng “ngược đời” giữa cung và cầu trên thị trường

Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, trong 2 năm 2016-2017 thị trường đã tiếp nhận thêm khoảng 57.000 sản phẩm ở phân khúc cao cấp mới.

Điều này dẫn đến nguy cơ dư thừa thừa nguồn cung ở phân khúc cao cấp. Nhưng nhà ở cho người thu nhập thấp có nhu cầu thực thì lại đang thiếu.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân cho rằng: “chúng ta cần nhìn nhận thị trường BĐS trên một bình diện rộng lớn, chứ không bó hẹp trong một thời điểm nào đó”

Và nhìn chung thì thị trường BĐS TP.HCM những năm qua vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Minh chứng cho điều này chuyên gia Lê Bá Chí Nhân đưa ra. Là dòng tiền từ nước ngoài chảy về thị trường BĐS TP.HCM ngày một nhiều. Nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng thì cũng rất cao.

Trong khi đó, Việt Nam đang đưa ra chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nên trong tương lai, phân khúc cao cấp chắc chắn vẫn sẽ là một phân khúc đáng để đầu tư.

Phân khúc cao cấp vẫn nằm trong nhóm lạc quan của BĐS


Thị trường BĐS đang được hỗ trợ tốt bởi nhiều chính sách từ chính phủ. Kèm với đó là rất nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối các tỉnh và vùng kinh tế. Điều đó sẽ tạo ra thêm nhiều cơ hội cho BĐS cao cấp ở TP.HCM.

Nhiều chuyên gia khác cũng như nhà đầu tư vẫn có cái nhìn rất lạc quan về phân khúc BĐS cao cấp. Ông Phạm Thanh Hưng- Phó chủ tịch CenGroup cho rằng, nguồn kiều hối chính là động lực lớn nhất cho BĐS cao cấp.


“Mỗi năm cần có hơn 100 triệu m2 nhà ở mới để thị trường có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt mới đây lại có thêm luật nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam”.

Mà nhu cầu nhà ở của người nước ngoài ở nước ta là rất lớn. Thậm chí có thể chiếm đến 50% các giao dịch trong những năm tới. Và trên thực tế thì có đến trên 25% lượng kiều hối về Việt Nam là vào lĩnh vực BĐS.

Nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài cũng là rất lớn. Cho nên thị trường vẫn cần phải tiếp tục đủ đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt là BĐS cao cấp

“ Kiều hối chính là động lực và cũng là nguồn cầu lớn cho phân khúc nhà cao cấp và trung cấp ở Việt Nam. Trong những năm tới, dự báo lượng kiều hối sẽ còn tiếp tục đổ về thị trường TP.HCM.” Ông Hưng nói.

Đáng chú ý, có một dòng vốn ngầm rất lớn cũng đang chảy vào BĐS. Đó là dòng tiền nhàn rỗi từ người dân. Mà chủ yếu họ đầu tư vào BĐS cao cấp để cho thuê hoặc để bán.

Điển hình như ở khu Đông TP.HCM, tỷ lệ khách hàng mua nhà cao cấp để cho thuê ở đây lên đến trên 30%. Con số gấp nhiều lần so với các khu vực khác. Mà tỷ suất lợi nhuận ở khu vực này có thời điểm đạt mức 20%/năm.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng. Đứng trên toàn cảnh thị trường mà nói doanh nghiệp chạy theo BĐS cao cấp là phiến diện. Bởi thị trường phải có nhu cầu lớn thì doanh nghiệp mới dám bỏ một số vốn lớn như thế vào đầu tư.

TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Cho nên nhu cầu sở hữu một căn hộ cao cấp là chuyện bình thường. Nếu nhìn rộng ra 5-10 năm nữa, thì thị trường TP.HCM vẫn rất cần những căn hộ phân khúc cao cấp

“Vấn đề quang trọng nhất là thành phố cần phải đưa ra chiến lược quy hoạch sao cho hợp lý nhất. Phân vùng để phát triển BĐS cao cấp ở những nơi phù hợp. Thị trường nào cũng có nhu cầu riêng của thị trường đó! Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp có biết cách để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình hay không mà mà thôi”, TS. Hiển nói.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy tương lai tươi sáng của BĐS cao cấp ở Việt Nam

Nhìn chung, theo nhìn nhận và đánh giá của nhiều chuyên gia địa ốc. Thì BĐS cao cấp ở TP.HCM vẫn có tiềm năng lớn để phát triển. Mới đây, đơn vị tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cho biết: Tầng lớp thượng và trung lưu đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam.

BĐS cao cấp vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ở TP.HCM trong những năm tới

Theo BCG, “tầng lớp trung và thượng lưu” với mức thu nhập từ 714 USD/tháng ở Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 33 triệu người. Trong khi đó, công ty nghiên cứu thị trường Nielson thì lại đưa ra con số khả quan hơn là dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020, và 95 triệu người vào năm 2030.

Đây cũng sẽ là một cơ hội lớn cho thị trường BĐS trong thời gian tới. Quan sát thì có thể thấy được rằng vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam. Trong đó phân khúc cao cấp vẫn được chọn nhiều nhất vì họ đánh giá được tiềm năng của thị trường TP.HCM.