THỊ TRƯỜNG HCM ĐÔ THỊ THÔNG MINH LÀ THỜI CƠ CHO BẤT ĐỘNG SẢN
Thị trường BĐS TP.HCM động lực từ việc phát triển đô thị
Chỉnh trang đô thị thì luôn luôn đồng hành với đó là việc phát triển đô thị. Cũng như thế, trong việc phát triển các KĐT mới thì cùng với đó luôn là chỉnh sửa và thay thế các vào bằng các KĐT cũ.
Vừa qua, UBND thành phố đã tổ chức một hội thảo với chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP. HCM”. Trong đó có chương trình “chỉnh trang và phát triển đô thị”, đây được kỳ vọng là sẽ tác động lớn tới thị trường BĐS của thành phố này.
Đại hội đảng bộ TP. HCM vừa qua đã đề ra 7 chương trình đột phá. Trong đó cũng có “Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị” giai đoạn 2015 – 2020. Đây vừa là định hướng mục tiêu cho thị trường BĐS, vừa là điều kiện cho ngành này tạo bước đột phá trong tương lai.
Nhìn tổng quát, vấn đề then chốt có tính quyết định đến sự tăng trưởng của thị trường BĐS. Là phải tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cường vai trò định hướng của nhà nước đối với BĐS. Từ đó, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị mà thành phố đề ra.
Chương trình này đề ra nhằm định hướng cho TP.HCM phát triển nhanh thành một đô thị thông mình. Cùng với đó là kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành lân cận. Cũng như là trong vùng Đông Nam Bộ. Điều này sẽ tạo ra định hướng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của thị trường BĐS thành phố.
Đô thị hóa nhanh vừa là cơ hội vừa mang nhiều thách thức
Điều mà nhà đầu tư BĐS nào cũng nhận ra. Đó là muốn thị trường BĐS phát triển, các dự án bán dễ dàng. Thì giải quyết vấn đề nhà ở cho đa số người dân là quan trọng nhất.
Đầu tiên phải là những người có thu nhập trung bình và những người có thu nhập thấp đô thị. Bên cạnh đó thì còn có người nhập cư. Riêng 3 thành phần này đã chiếm tới hơn 85% dân số.HCM là đô thị với quy mô 13 triệu dân. Trong đó có đến hơn 3 triệu người là dân nhập cư. Và dự báo trong vài năm tới vẫn sẽ có hàng triệu người nhập cư đến TP.HCM (hiện có 80.000 người Hàn Quốc trong tổng số 140.000 người trong cả nước, 8.000 người Nhật, 3.000 người Singapore, 1.200 người Đức…). Bởi vì vẫn có rất nhiều những KCN và khu chế xuất đang trên đường hình thành.
Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng khoảng 2,8%/năm- xếp vào hạng cao nhất thế giới. Trong đó thì TP. HCM là địa phương có tốc độ đô thị hóa cao nhất nước (tốc độ tăng dân số cơ học 2,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,07%/năm).
Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ với thành phố này. Vì đất đai thì ngày càng hẹp lại mà dân số thì không ngừng tăng. Nhu cầu nhà ở thì ngày càng nhiều, mà số nguồn cung đáp ứng nhu cầu này thì lại đang thiếu.
Từ cuối năm 2013 đến nay, thị trường BĐS đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thế nhưng, để có được tốc độ tăng trưởng bền vững hơn thì còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Ngày nay, đời sống ngày càng được nâng cao nên người dân không chỉ đòi hỏi có một chỗ ở đơn thuần. Mà còn đòi hỏi đó là một không gian sống ngày càng tốt hơn, xanh và thân thiện môi trường, có nhiều tiện ích, tiết kiệm điện, an ninh và an toàn,…
Đã đến lúc tận dụng thời cơ để đánh thức tiềm năng
Nếu thực hiện thành công “Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị” thí tất yếu sẽ nâng cao được chất lượng đô thị và chất lượng cuộc sống cho người dân. Không những thế nó còn tạo dựng hình ảnh mới cho TP.HCM. Giup địa phương này thu hút được khách du lịch, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới.
Tuy nhiện để hiện thực hóa được mục tiêu này. Thì chính quyền phải là bộ phận hoạt động tích cực nhất cùng với sự góp sức của toàn bộ người dân. Thêm vào đó là sự tác động, can thiệp cần thiết của nhà nước.
Trong đó, việc tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh. Tạo hành lang pháp lý cần thiết, hệ thống pháp luật chặt chẽ,bám sát thực tiễn,…Là những điều cần thiết cho phát triển đô thị, phát triển kinh tế cũng như BĐS.
Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Đòi hỏi hệ thống pháp luật phải đi sát với thực tiễn để tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Như vậy, đến thời điểm này,có thể khẳng định “Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị” của đảng bộ TP được đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020. Sẽ tạo ra một bước đà cho thị trường BĐS thành phố này phát triển bền vững hơn nữa.
Đây có thể coi là một cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư. Thế nên theo dõi và thực hiên tốt các chương trình, chính sách của đảng và nhà nước. Thì tất yếu các chủ đầu tư sẽ là những người hưởng lợi lớn.