Bất động sản Việt Nam ngày càng chứng tỏ bản lĩnh của mình dù có khó khăn chông gai như thế nào đi chăng nữa. Hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu nhé!

Bất động sản là một trong những lĩnh vực hiện đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cho ra mắt những sản phẩm hoàn hảo nhất đến quý khách hàng? Nước ta đã có những biện pháp cụ thể để tháo gỡ đi thực trạng vẫn còn tồn tại.

Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng chứng tỏ bản lĩnh của mình

Tình trạng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay

Như chúng ta đã biết, thị trường bất động sản là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản theo quy luật thị trường và trải qua quá trình hình thành, phát triển 4 giai đoạn là: sơ khởi, tập trung hóa, tiền tệ hóa và tài chính hóa. Nhưng do đặc điểm của mỗi nền kinh tế nên tính chất và thời gian của mỗi giai đoạn phát triển của thị trường bất động sản có thể khác nhau. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường bất động sản đều đã phát triển qua cả 4 giai đoạn trên nên các tài sản đã được chứng khoán hóa với tỷ lệ rất cao. Đối với Việt Nam, thị trường này được đánh giá đang bắt đầu trong giai đoạn tiền tệ hóa.

Trong trạng thái bình thường, dòng tiền trong các giao dịch bất động sản diễn ra rất đều đặn, liên tục giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, khi các giao dịch mua bán này không được thực hiện hoặc với mức độ rất thấp sẽ tạo ra trạng thái đóng băng trên thị trường và thị trường bất động sản Việt Nam cũng đã trải qua những trạng thái này trong quá trình phát triển.

Tính đến thời điểm hiện nay thì thị trường bất động sản nước ta đã trải qua nhiều thời điểm thuận lợi và khó khăn khác nhau. Từ năm 2011 đến nay, thị trường đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải và khó khăn và có thể nói gần như bất động với lượng hàng tồn kho rất lớn. Cụ thể là cuối năm 2013, thị trường bất động sản còn tồn kho là gần 30000 căn hộ và hơn 1 triệu m2 đất nền với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Một thực trạng đáng quan ngại hiện nay của thị trường bất động sản là việc đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường, sự thiếu minh bạch và lỏng lẻo trong cơ chế giám sát các dự án đầu tư, tâm lý ảo tưởng về sự bền vững siêu lợi nhuận của thị trường dẫn tới việc mở rộng tín dụng quá mức trong thời gian trước đã tác động ngược trở lại đe dọa sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang rất phát triển mạnh mẽ nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định

Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những giải pháp nào để khắc phục thực trạng?

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta không thể nào mà phủ nhận được tiềm năng của thị trường bất động sản nước ta. Đó chính là:

  • Hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế nước ta ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường thông qua các quy định cụ thể về quyền mua, bán, cho thuê, thế chấp góp vốn liên doanh bằng bất động sản. Hơn thế nữa, lãi suất tiền gửi và cho vay giảm cũng là những động thái tích cực tạo dòng tiền cho thị trường bất động sản.
  • Lượng cầu tiềm năng từ người nước ngoài và Việt kiều khá lớn. Cụ thể là lượng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng, trong đó vốn cho thị trường bất động sản chiếm tỷ trọng khá cao là 14,2% trong tổng số 23 tỷ USD vốn FDI cam kết trong năm 2013.

Hiện nay thì thị trường bất động sản nước ta đã có những dấu hiệu tốt nhưng chúng ta không thể chủ quan được. Cụ thể là chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cho thị trường là:

  • Cần tiếp tục hoàn thiện và thực thi các chính sách hỗ trợ linh hoạt, bám sát và phù hợp nhu cầu thực tiễn của thị trường bất động sản và cần tạo môi trường minh bạch để các chủ thể tự điều chỉnh theo quy luật thị trường, thay vì các gói kích cầu mang tính chất ngắn hạn không thể tạo tiền đề cho thị trường phát triển ổn định lâu dài.
  • Cần điều chỉnh quy hoạch ngành trong dài hạn, điều chỉnh lại quá trình cấp phép cho địa phương, tránh hiện tượng cấp phép dự án tràn lan không phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện kinh tế của vùng, miền.
  • Các dự án đã được cấp phép cần được giám sát thường xuyên bởi các ban ngành, các cấp, tránh việc sử dụng đất sai mục đích, cho thuê, chuyển nhượng trái phép. Đồng thời cần thực hiện việc thu hồi, tạm dừng các dự án chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực triển khai dự án.
  • Cần tiếp tục ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô giúp củng cố niềm tin đối với các chủ thể tham gia thị trường, trong đó chính sách lãi suất đóng vai trò quan trọng giúp tạo động lực khơi thông dòng tiền đối với thị trường bất động sản nước ta.
  • Các nhà đầu tư cần thay đổi tư duy và tầm nhìn chiến lược theo tính toán dòng tiền thu về cho dài hạn.

Bất động sản Việt Nam hứa hẹn sẽ còn có những bước tiến đột phá hơn nữa. Hãy cùng chúng tôi thực hiện điều đó nhé!