THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP HCM: NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỰ BẤT ỔN
Bất động sản TP.HCM đã xuất hiện sự bất ổn trên thị trường
Trên thị trường thành phố này hiện đã xuất hiện khá nhiều dự án “bất động”. Tại điaị phương ày hiện đang có khoảng 1.219 dự án, trong đó mới chỉ có 549 dự án đã hoàn thành và còn lại là chưa và đang hoàn thành.
Giao dịch cũng đã có sự chững lại, theo một số khảo sát mới được tiến hành gần đây. Lượng giao dịch bất động sản trong 5 tháng đầu năm nay ở TP Hồ Chí Minh có mức giảm khoảng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự lệch pha giữa các phân khúc với nhau trên thị trường ngày càng lớn: Theo báo cáo của HoREA, mặc dù nhu cầu đối với phân khúc bình dân có giá dưới 1 tỷ đồng là rất nhiều.
Tuy nhiên nguồn cung cho phân khúc này lại hạn chế về số lượng. Hiện tại, ghi nhận tại thị trường TP Hồ Chí Minh cho thấy. Nguồn cung cho những căn hộ có giá trên 2 tỷ đồng chiếm đến 37% tổng nguồn cung.
Căn hộ có giá 1-2 tỷ thì có tỷ lệ khoảng 50% và căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm 13%. Như vậy, đang có sự chênh lệch rõ rết, khi nguồn cung cao cấp có nhu cầu thấp thì lại gấp 6,6 lần so với nguồn cung giá rẻ có nhu cầu cao.
Thị trường bất động sản TP.HCM còn một thực trạng xấu nữa là có quá nhiều nhà đầu tư thứ cấp hoạt động: Theo HoREA, hoạt động mua đi bán lại BĐS trên thị trường HCM đang ngày càng tăng. Con số tăng trong năm qua đã lên gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc mua đi bán lại như thế không chỉ làm thị trường phát triển theo hướng ngày càng méo mó hơn. Mà còn khiến giá trị của nhiều dự án bị thổi lên quá cao so với giá trị thực của nó. Tạo ra nhiều khó khăn cho những người có nhu cầu mua nhà ở. Và đây cũng chính là nguyên nhân đã từng gây ra bong bong BĐS làm trao động thị trường này 10 năm về trước.
Những thực trạng còn tồn tại có thể gây ảnh hưởng đến thị trường.
Ở TP.HCM đã xuất hiện rất nhiều dự án nằm “bất động”. Hiện trên thị trường đang có khoảng 1.219 dự án thi công, trong đó chỉ 549 dự án đã hoàn thành.
Trong số 670 dự án còn lại, chỉ có 94 dự án là đang trong quá trình thi công. Còn lại là 576 dự án vẫn “án binh bất động” không chịu nhúc nhích. Đây là yếu tố có thể gây ra nguy cơ khủng hoảng cho thị trường.
Tranh chấp giữa các chủ đầu tư và cư dân trong chung cư ngày càng nhiều. Hàng loạt các sai phạm của chủ đầu tư tại các dự án như The Harmona, Bảy Hiền Tower, Ruby Land,…
Những sai phậm của hàng loạt chung cư cho thấy hệ thống quản lý hành chính cũng và cơ chế pháp lý để quản lý còn chưa hoàn thiện. Theo HoREA, tranh chấp tại các khu chung cư ở TP Hồ Chí Minh sẽ còn những diễn biến phức tạp và nhiều hơn trong thời gian tới. Điều này sẽ làm mất đi niềm tin của khách hàng vào thị trường.
Ngoài ra, việc Ngân hàng nhà nước cho điều chỉnh chính sách tín dụng đối với BĐS. Qua việc ban hành thông tư 06 theo để siết chặt hơn các khoản tín dụng cho BĐS.
Mặc dù Thông tư 06 đã được ngân hàng nhà nước điều chỉnh một vài điều khoản cho linh hoạt hơn. Sau khi lắng nghe được ý kiến của thị trường. Nhưng điều đó cũng sẽ có tác động lớn đến hoạt động nhiều doanh nghiệp BĐS cũng như nhà đầu tư thứ cấp trong thời gian tới.
Gói 30.000 tỷ đồng mặc dù vẫn được giải ngân đến hết năm 2016. Nhưng sẽ không có thêm khách hàng nào có thể được mua được nhà từ gói hỗ trợ này. Từ đó cũng là một tin vui cho BĐS phân khúc giá rẻ và nhà ở xã hội.
Thị trường TP Hồ Chí Minh sẽ diễn biến ra sao trong 3 tháng cuối năm nay.
Dự đoán diễn biến của thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh trong những tháng cuối năm này. HoREA cho rằng: Thị trường bất động sản TP HCM trong 3 tháng cuối năm nay vẫn sẽ giữ được sự ổn định.
Và có sự khả quan hơn so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhìn trên toàn cục thị trường cả nâm vừa qua thìxu thế chững lại và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn mới là nổi bật.
Theo quan điểm của HoREA, để thị trường BĐS nói chung phát triển một cách bền vũng và là mạnh. Thì cần có nhiều những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật và cải cách hành chính, biến các thủ tục trở nên đơn giản hơn.
Đặc biệt cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và liên thông của UBND thành phố với các Sở xây dựng, Sở quy hoạch kiến trúc, Sở tài nguyên môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thuế,… và cả ở các quận, huyện. Nhưng phải theo cơ chế minh bạch, thông thoáng, nhanh chóng, tiện với hình thức một cửa.
Ngoài ra, HoRea còn cho rằng TP HCM cần phải có thêm cơ chế và chính sách . Nhằm thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư lớn tham gia vào các dự án mang tính đột phá và chiến lược tại thành phố 10 triệu dân này.
Đó là các chương trình xây dựng các khu nhà chung cư, di dời tái định cư, xây dựng đê, kè chống triều,….Mà trọng tâm nhất phải là ở quận 8 và quận Bình Thạnh,…