THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN LONG AN TRONG TƯƠNG LAI SẼ RA SAO?
Nhà đất Long An hiện đang phát triển nhưng chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Tuy nhiên để có sự bứt phá hơn nữa thì điều cần giải quyết bây giờ là bài toán về hạ tầng kết nối giao thông.
Ông Phạm Lâm – Chủ tịch DKRA Việt Nam đã đưa ra nhận xét về thị trường bất động sản Long An và cho biết rằng phần lớn các nhà đầu tư cá nhân và các nhà phát triển bất động sản hiện nay chỉ tập trung vào các dự án tại khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh như: Đức Hòa; Cần Giuộc; Bến Lức. Nhưng vấn đề trước mắt bây giờ chính là hạ tầng kết nối của khu vực này vẫn là yếu tố hạn chế sự phát triển.
Ông Phạm Lâm trong buổi thảo luận “Tp Hồ Chí Minh – Long An: Kết nối phát triển” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Câu lạc bộ Địa ốc Saigon Times tổ chức đã cho biết rằng: tại một số khu vực của tỉnh Long An thì việc kết nối hạ tầng với thành phố Hồ Chí Minh tới các khu vực lân cận khá yếu, dường như không có gì thay đổi so với thời điểm trước đây.
Thực tế đã ghi nhận giá bất động sản của khu vực này đã tăng lên rất nhiều nhưng hệ thống hạ tầng lại chưa được cải thiện. Ví dụ như tuyến đường từ Nguyễn Hữu Thọ, Tp Hồ Chí Minh đi xuống khu vực xã Long Hậu (Long An) – nơi hiện đang hội tụ rất nhiều các dự án tập trung có hệ thống giao thông dường như không phát triển nhiều hơn so với thời điểm trước đây là mấy.
Chính điều này đã khiến cho độ hấp dẫn của thị trường địa ốc nơi đây bị giảm đi nhiều. Nơi đây hiện chỉ có các nhà phát triển phân lô rồi bán lại cho các nhà đầu tư thứ cấp chứ chưa có ông lớn nào đầu tư vào hạ tầng giao thông.
Long An có lợi thế về sông nước nên việc khai thác thêm về khu nhà ở gắn liền với khu đô thị xanh thay cho việc phát triển manh mún, bê tông hóa.
Từ cái nhìn đó đã đặt ra bài toán cho tỉnh Long An cũng như thành phố Hồ Chí Minh đó chính là khu vực Long An có lợi thế riêng nhưng để có thể hấp dẫn nhà đầu tư thì cần phải thúc đẩy mạnh vấn đề về kết nối hạ tầng cũng như khu vực giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh chính là Đức Hòa; Cần Giuộc; Bến Lức.
Trong các số liệu báo cáo cho thấy rằng trong năm 2017 thì khu vực Long An đã có nguồn cung lớn về nhà ở với 12.000 sản phẩm đã được bung hàng ra thị trường. Tới năm 2018 thì chỉ có 11000 sản phẩm. Giai đoạn 6 tháng đầu năm nay thì số dự án bung hàng chưa được bằng 50% so với năm trước.
Người mua phần lớn là các nhà đầu tư, người mua cá nhân tập trung ở huyện Đức Hoà; Cần Giuộc; Bến Lức. Trong khoảng những năm 2011 thì tỉnh đã quyết định phát triển Tân An trở thành thành phố vệ tinh của khu vực cùng thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực tiễn là các nhà phát triển BĐS đã chỉ tập trung đầu tư vào các khu vực giáp ranh.
Mức giá bán của khu vực từ trung tâm quận 1 tới Cần Giuộc trong khoảng 20km đường chim bay chưa bằng được nửa giá của huyện Hóc Môn. Điều này có thể thấy được rằng, chính yếu tố hạ tầng kết nối đã tác động rất lớn tới giá trị bất động sản. Đây chính là câu chuyện cần phải suy nghĩ thấu đáo về vấn đề tại sau tại một nơi giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh như thế nhưng lại chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng sao cho tương xứng.
Ông Lâm cũng đã đưa ra nhận xét rằng: Các khu vực nằm giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh thì không nên tập trung nhiều vào phát triển khu công nghiệp mà nên tập trung vào việc phát triển nhà ở.
Tại Bình Dương, Đồng Nai hiện đang có quỹ đất rộng lớn nay đã dần trở nên khan hiếm. Còn Long An lại có lợi thế là quỹ đất còn rất nhiều. Bởi thế mà trong thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp BĐS quan tâm tới thị trường này và phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị trong tương lai sẽ rất thuận lợi.
Đánh giá được tiềm năng của Long An như vậy nên CĐT Nam Long đã triển khai xây dựng khu đô thị Waterpoint với quy mô lên tới 355 ha, giá bán dự án Water Point được chủ đầu tư đưa ra dự kiến rất hợp lý so với sự phát triển của thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư.
Các chuyên gia, nhà đầu tư đã đánh giá tiềm năng phát triển của khu vực này và cho rằng bất động sản Long An sẽ vẫn còn hấp dẫn hơn rất nhiều trong khoảng thời gian 3 năm tới.