Ông bà ta có câu: “Xây nhà là việc cả đời”. Có được ngôi nhà hoàn thiện của mình chính là một trong những việc quan trọng bậc nhất của đời người. Ngôi nhà chính là thứ quyết định chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Chính vì lẽ đó nên việc xây nhà được nhiều người đặc biệt chú trọng. Dù không trực tiếp thực hiện, thì bạn cũng nên biết một số kỹ thuật xây dựng nhà ở cơ bản để đảm bảo ngôi nhà của mình hoàn thành đúng chất lượng kỹ thuật.

Các kỹ thuật xây dựng nhà ở tường gạch, nhà dân dụng

Ảnh 1: Tham khảo kỹ thuật xây dựng nhà ở cơ bản để giúp ngôi nhà được hoàn thiện hơn. (Nguồn: Internet)

Ảnh 1: Tham khảo kỹ thuật xây dựng nhà ở cơ bản để giúp ngôi nhà được hoàn thiện hơn. (Nguồn: Internet)

Kỹ thuật chọn gạch

Kỹ thuật xây dựng nhà ở cơ bản đó là trước khi xây công trình thì phải tiến hành nhúng ướt gạch trước để tránh không cho gạch hút nước trong hồ vữa. Tuy nhiên cần chú ý thời gian nhúng nước, không để gạch ngâm trong nước quá lâu.

Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn những loại gạch đúng theo yêu cầu, đặc biệt là kích thước của gạch. Thao tác kiểm tra đơn giản đó là có thể đập vỡ gạch để quan sát xem mặt cắt của viên gạch đó có xuất hiện lỗ đục hay là dính các tạp chất không.

Kỹ thuật xây cơ bản

Kỹ thuật xây dựng nhà ở cơ bản đó là trước khi xây cần xác định điểm mốc. Tiếp theo tiến hành trải vữa sao cho độ dày của lớp dưới từ 15 – 20mm. Sau đó miết sao cho độ dày của mạch đứng khoảng từ 5 – 10mm.

Đồng thời, bạn nên xây thêm một lớp phụ nhằm kiểm tra tâm cốt. Thực hiện công đoạn này bằng cách trải vữa liên tiếp cho tới khi hoàn thành xong hàng kế tiếp. Tới bước đắp cốt lanh tô thì dừng lại để cho lanh tô có thời gian lắp vào. Cuối cùng là hoàn thiện phần tường còn đang xây dở ở phía trên lanh tô.

Trong kỹ thuật xây dựng nhà ở, với những phần đang xây dở thì bạn nên chọn cách loại gạch có kích thước tương ứng. Hoặc cắt gạch sao cho kích thước của gạch phù hợp với kích thước của khối xây.

Ảnh 2: Chọn kích thước gạch tương ứng sẽ giúp ngôi nhà khi hoàn thành có được diện mạo đẹp nhất. (Nguồn: Internet)

Ảnh 2: Chọn kích thước gạch tương ứng sẽ giúp ngôi nhà khi hoàn thành có được diện mạo đẹp nhất. (Nguồn: Internet)

Thao tác xây bắt đầu từ phía dưới lên phía trên. Phần đầu tiên là xây tường chính, sau đó là xây tường phụ. Xây bắt đầu từ xung quanh dần dần tiến vào xây các phần ở bên trong.

Chú ý cần áp dụng kỹ thuật xây xiên ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm. Sử dụng loại gạch đinh để xây phần này. Trong quá trình xây cần chừa ra các lỗ trống và phải thao tác miết hồ thật kĩ để hạn chế hiện tượng nứt nẻ ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

Đồng thời, nên xử lý thêm một lớp hồ dầu tại vị trí tiếp giáp giữa tường và bề mặt bên trên của đà. Phết lớp hồ dầu sao cho có độ dày vào khoảng 1cm. Để chắc chắn, nên xây thêm tầm 3 hàng gạch đinh để hạn chế tình trạng nứt nẻ.

Quá trình xây cần lưu ý chừa ra một số lỗ hổng trên tường để sau này lắp dựng cửa, xây đường điện, ống nước… trước khi ngôi nhà hoàn thiện.

Một vài kinh nghiệm trong kỹ thuật xây dựng nhà ở

Kinh nghiệm trong kỹ thuật xây dựng nhà ở, đó là khi xây bằng loại gạch khô thì cần nhúng ướt gạch trước. Thao tác này nhằm để đảm bảo gạch sẽ không hút nước từ vữa, tránh hiện tượng mất liên kết giữa các bộ phận khi xây dựng.

Để tạo được sự liên kết giữa gạch với các dầm, cột trong nhà. Trong quá trình xây nên trát thêm một lớp hồ dầu thay vào đó, như vậy tình trạng nứt nẻ sẽ ít khi xảy ra. Muốn xây được một bức tường thẳng và phẳng. Tham khảo kỹ thuật xây dựng nhà ở, thì khi xây dựng cần chú ý để thợ giăng dây và thao tác thả quả dọi thường xuyên.

Ảnh 3: Muốn sở hữu một ngôi nhà đẹp, cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật các công đoạn xây nhà. (Nguồn: Internet)

Ảnh 3: Muốn sở hữu một ngôi nhà đẹp, cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật các công đoạn xây nhà. (Nguồn: Internet)

Nếu xây mạch vữa nằm ngang thì lưu ý độ dày không vượt quá 2cm. Xây mạch đứng thì độ dày không vượt quá 1,5cm. Cả hai dạng mạch này đều phải xây chắc, đặc, không được để rỗng và phải đầy vừa. Phải quan sát kỹ và thực hiện tăng vữa khi cần thiết, nhất là ở những vị trí có phần vữa ở mức thấp sẽ dễ gây ra tình trạng tường không phẳng.

Trong kỹ thuật xây dựng nhà ở, nếu như chọn loại tường mười, gạch một để xây. Vậy thì cần chú ý căn chỉnh để độ dày vào khoảng tầm 10cm. Nếu xây tường đôi thì độ dày này sẽ gấp đôi lên, vào khoảng 20cm. Tương tự, nếu xây tường ba thì độ dày ở khoảng 30cm. Đối với các vị trí gạch nằm ngang nằm ở tường ba, cần thực hiện thao tác đảo nhau nhằm tạo mối liên kết bền chắc hơn khi hoàn thành.

Kinh nghiệm sau khi xây

  • Khi mới xây xong ngôi nhà, nếu như gặp trời mưa thì nên che đậy ngay lại. Gặp trời nắng gắt thì nên tưới nước để tránh hiện tượng bong tróc, nứt nẻ tường.
  • Đối với bức tường đang xây dở thì phải dọn sạch mạch răng cưa. Chỉ để lại các mạch giật cấp theo taluy để sau đó có thể tiến hành làm tiếp.
  • Trong kỹ thuật xây dựng nhà ở, nếu như xây tiếp lên tường cũ thì nên tưới nước lên phần tường cũ cho ẩm trước khi tiến hành xây mới.

Ảnh 4: Một ngôi nhà thiếu ẩm sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nứt nẻ, bong tróc. (Nguồn: Internet)

Ảnh 4: Một ngôi nhà thiếu ẩm sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nứt nẻ, bong tróc. (Nguồn: Internet)

Các kỹ thuật xây dựng nhà ở mà bạn cần lưu ý

Thao tác cơ bản nhất trong kỹ thuật xây dựng nhà ở, đó là bạn cần phải tưới nước vào gạch trước khi xây sao cho gạch đủ ẩm để hạn chế tình trạng hút hết nước trong vữa. Sau khi hoàn thiện xây dựng, bạn nên tưới nước lên tường để hạn chế tình trạng tường mới xây bị bong tróc, nứt nẻ.

  • Thao tác trước khi trộn bê tông đó là cần tiến hành làm sạch tương đối phần đá, sỏi. Sau khi đổ xong bê tông thì phải giữ đủ độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên. Làm như vậy sẽ tránh hiện tượng khô quá nhanh, bay hết nước khiến cho bê tông bị nứt nẻ.
  • Khi chọn màu sơn tường, nên ưu tiên chọn những gam màu tươi mát, dễ chịu. Đặc biệt chỉ nên chọn một trong những loại sơn gốc nước với những đặc điểm phù hợp với khí hậu thời tiết nước ta. Nên tránh những loại sơn gốc dầu bởi vì những loại này khi lên tường rất dễ bị bong tróc.
  • Nếu ngôi nhà có hàng rào bảo vệ thì trước lúc sơn màu chính nên phủ lên một lớp sơn chống rỉ để hàng rào được đảm bảo hơn.
  • Nhiều người thường hay khó chịu về mùi sơn trong ngôi nhà mới. Để khử mùi sơn này, bạn có thể dùng củ hành tây thái lát và để ở vài nơi trong nhà. Hành tây sẽ khử hết mùi sơn trong căn phòng một cách nhanh chóng.
  • Bạn cũng có thể tham khảo cách khác là sử dụng thau nước muối đặc và để ở nhiều nơi trong nhà. Như vậy trong vài ngày thì mùi sơn sẽ bay đi hết.

Ảnh 5: Một ngôi nhà mới xây cần phải được tính toán rất kỹ thì mới hoàn thiện được như ý muốn. (Nguồn: Internet)

Ảnh 5: Một ngôi nhà mới xây cần phải được tính toán rất kỹ thì mới hoàn thiện được như ý muốn. (Nguồn: Internet)

Những lưu ý quan trọng khi sửa nhà

Sửa nhà là một công đoạn khó có thể thiếu với bất kỳ ngôi nhà nào dù hoàn thiện tới đâu. Bạn hãy để ý những điểm đáng lưu ý sau đây để có thể sửa nhà một cách hiệu quả nhất nhé:

Bước đầu tiên đó là gỡ bỏ toàn bộ nội thất trong nhà bao gồm bàn ghế, tủ, tranh trang trí, đồ phụ trợ,… cho tới khi chỉ còn lại khung nhà. Như vậy, bạn sẽ quan sát ngôi nhà được cụ thể và chi tiết hơn, từ đó lên ý tưởng thực tế về việc sẽ tu sửa ngôi nhà ra sao.

Nếu như trong nhà có một vài điểm mà bạn chưa thực sự ưng ý, chẳng hạn như một chiếc cửa sổ chưa được đẹp mắt. Kỹ thuật xây dựng nhà ở rất hay đó là sử dụng đồng thời cùng một màu sơn với phần tường, cửa, trần. Như vậy thì chi tiết này sẽ không còn nổi bật nữa và bạn chỉ cần tập trung trang trí cho những điểm ấn tượng khác trong phòng.

Một ngôi nhà đẹp không thể thiếu các khoảng không gian để tăng thêm sự nổi bật của các điểm nhấn. Chẳng hạn nếu như cửa sổ của phòng bị thấp và hẹp, bạn có thể sử dụng loại rèm cửa có kích thước lớn để tạo sự cân đối trong không gian.

Trên đây là những thông tin tổng quan về các kỹ thuật xây dựng nhà ở mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn.