Quy trình và kinh nghiệm xây nhà phố không phải ai cũng biết
Xây dựng nhà phố hay xây dựng nhà liền kề, nhà ống thuộc loại công trình có không gian chiều ngang khá khiêm tốn, từ 4 – 6 m, phải xây liền kề với nhau. Vì thế, khi thi công nhà phố không giống với những kiểu nhà khác. Nó mang tính đặc thù cao nên cần những nhà thầu và các kiến trúc sư thiết kế phải có chuyên môn cao. Bài viết của BATDONGSAN EXPRESS sẽ chia sẻ cho bạn những quy trình và kinh nghiệm xây nhà phố một cách chi tiết.
Những kinh nghiệm xây nhà phố không phải ai cũng biết
Quy trình xây dựng nhà phố là như thế nào?
Vậy thì quy trình để xây dựng nhà phố là như thế nào? Quy trình để xây dựng nhà phố được thiết kế một cách vô cùng kỹ lưỡng, mang tính logic. Điều này sẽ giúp cho chủ thầu và nhà đầu tư có thể nắm được những điều cần phải làm trong quá trình thi công cũng như công tác giám sát, quản lý công trình. Quy trình của một công trình xây dựng nhà phố thông thường sẽ gồm 7 bước.
Quy trình gồm 7 bước
- Giai đoạn chuẩn bị: Điều đầu tiên cần làm đó là định vị công trình, sau đó tiến hành chuẩn bị mặt bằng để thực hiện thi công xây dựng. Sau khi đã tiến hành định vị và chuẩn bị mặt bằng, ta sẽ tập hợp lượng vật liệu để có thể thi công xây dựng một cách hợp lý nhất có thể.
- Giai đoạn xử lý nền móng bằng cách ép cọc: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, nhà thầu tiến hành ép cọc bê tông cốt thép thử. Nếu như mọi việc diễn biến thuận lợi thì sẽ tiến hành đến bước ép cọc đại trà và nghiệm thu.
Quy trình xây dựng nhà phố
- Giai đoạn thi công nền móng cho căn nhà: Ở giai đoạn này, nhà thầu đào đất cho hố móng rồi tiến hành đổ bê tông cốt thép lót vào, tiếp theo đó sẽ đổ bê tông cốt thép móng vào rồi xây dựng thành tường móng. Khi đã hoàn thành xong những bước trên, chủ thầu sẽ tiến hành đổ bê tông giằng lại và thi công bộ phận, hạng mục dưới cốt, sau khi đã hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu phần móng của toàn bộ căn nhà.
- Giai đoạn thi công phần thân của ngôi nhà: Khi thi công phần thân của nhà phố bao gồm cả hệ thống sàn nhà, khung bê tông cốt thép, mái nhà và tường. Kinh nghiệm xây nhà phố cần chú ý đó là cần xác định chuẩn xác mốc thi công rồi lắp cốp pha, cốt thép và đổ bê tông cho cả công trình. Xây dựng phần thân của nhà phố được tiến hành từ tầng 1 cho đến phần mái.
Trước khi giao nhà sẽ tổng vệ sinh công trình
- Giai đoạn thi công phần mái của ngôi nhà: Phần này sẽ gồm tạo độ dốc và cách nhiệt, khiến mái nhà vừa có độ bền vừa mang tính thẩm mỹ cao. Sau đó sẽ chống thấm nước cho phần mái bằng bê tông chống thấm.
- Giai đoạn hoàn thiện thi công: Dựa vào nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, ví dụ như trát trần, lát, tường, sàn, láng nền, làm trần, ốp tường, đắp nối lại với nhau những chi tiết nhỏ trong tổng thể công trình. Hơn nữa, các chi tiết lắp đặt kỹ thuật như dây mạng, ống nước, điện,.., tô phủ sơn lên trên bề mặt của tường và tiến hành nghiệm thu hoàn thiện thi công.
- Giai đoạn tổng dọn vệ sinh công trình và bàn giao lại với chủ đầu tư: Sau khi hoàn thành mỗi giai đoạn, nhà thầu phải tiến hành vệ sinh để đảm bảo hiệu quả cho những giai đoạn sau được tiến hành thuận lợi. Và sau khi đã hoàn thành tổng thể công trình, nhà thầu sẽ thực hiện tổng vệ sinh lần cuối trước khi bàn giao công trình đến với chủ đầu tư.
Những kinh nghiệm xây nhà phố bạn cần nắm khi tiến hành xây dựng
Kinh nghiệm để xây nhà phố
Cần định vị được nơi thi công nhà
Kinh nghiệm xây nhà phố đầu tiên mình muốn chia sẽ đó chính là bạn hãy chọn một mảnh đất phù hợp nhất với mình: Đây sẽ là nơi thích hợp nhất để ở vì nằm ở hướng đẹp (Hướng Đông Nam và Nam là vị trí đẹp nhất cho ngôi nhà), vị trí ngôi nhà thuận tiện cho việc đi lại.
Định vị nơi thi công nhà trước khi tiến hành xây dựng
Bên cạnh đó, diện tích đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng (nếu xây nhà quá to sẽ không tận dụng được hết công dụng của nó, gây nên tình trạng tốn kém, lãng phí vô ích). Một mảnh đất lý tưởng sẽ có chiều dài bằng 3/2 chiều rộng. Thông thường, ở Việt Nam, nhà sẽ thường là dạng ống nên mảnh đất vuông vức là điều cần thiết.
Cần lập một kế hoạch xây nhà cụ thể
Các thành viên trong gia đình cần thảo luận với nhau và đưa ra quyết định cuối cùng về: Số tầng, diện tích, số phòng, số tiền dự định sử dụng cho công trình là bao nhiêu, các công năng sử dụng, có tích hợp kinh doanh nhà trọ luôn hay không,… Điều này sẽ giúp tránh được các tranh cãi xung đột trong quá trình thi công ngôi nhà.
Từ những ý tưởng sơ khai, tiến hành nhắm chừng khoảng chi phí cần bỏ ra. Điều này có thể tham khảo những người đã đi trước để được chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà phố. Sau khi đã xác định đương khoản chi phí cần cho công trình, khi cạn kiệt kinh phí thì nên huy động ở đâu là tốt nhất?
Điều này vô cùng quan trọng, nếu không sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và tiền của mà nhà lại đang trong tình trạng dở dang. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng không nên vung tiền quá tay, sẽ khiến mang lại cho mình những khoản nợ.
Cần xác định rõ thời điểm thích hợp để xây dựng nhà
Ông bà ta hay dạy con cháu một câu rằng: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Việc xây nhà vào những thời điểm thiên thời - địa lợi - nhân hòa là vô cùng cần thiết. Thời tiết thuận lợi, giúp ta tránh được những mùa mưa, bão có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thị công của dự án và dễ gây thiệt hại.
Xác định rõ thời điểm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà phố cho thấy, người ta sẽ thường lựa chọn thi công vào thời điểm tháng 8 – 12 vì lúc này thời tiết vô cùng dễ chịu, không còn những trận mưa to, khi công trình vừa xong cũng là lúc dọn vào nhà mới đón tết.
Quyết định xem nên thuê kiến trúc sư thiết kế hay chọn mẫu nhà
Những mẫu nhà đẹp chỉ cần thiết kế như sau:
- Phối ngoại cảnh của căn hộ
- Các bản vẽ của từng tầng, điều này là vô cùng cần thiết vì nó sẽ thể hiện cho bạn hiểu từng công dụng của các ngóc ngách trong căn nhà, và bạn sẽ quyết định xem mình có thích những công dụng đó hay không.
- Phối cảnh vẽ nội thất trang trí cho bên trong của căn nhà.
Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhà thầu và kinh phí xây dựng
Những thông tin cần tìm kiếm bao gồm:
- Cần căn cứ vào việc nhà thầu đã thi công những công trình xây dựng trước đây. Cần quan sát và hỏi kĩ để có thể đánh giá khách quan năng lực, sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm xây nhà phố cũng như sự trong sạch của chủ thấu.
- Cần lựa chọn những nhà thầu có đầy đủ những loại giấy tờ hợp lí chứng minh cho năng lực, khả năng thực hiện công trình của họ.
- Tìm hiểu kĩ về các thông tin giá cả xây dựng trên thị trường. Hiện tại, giá xây dựng trên thị trường sẽ rơi vào khoảng 3 triệu đến 3 triệu 2 trên m2.
- Nên ghi nhớ câu nói “Của rẻ là của ôi”, đừng vì giá rẻ mà ta sẽ lựa chọn. Những nhà thầu có giá thi công rẻ có thể sẽ làm cho chất lượng dự án bị giảm để lợi nhuận của họ tăng lên. Có thể sẽ kiến ngôi nhà của bạn có độ bền từ 100 năm mà giảm chỉ còn 20 năm.
Không nên chọn những nhà thầu giá rẻ
Các câu hỏi thường gặp khi xây nhà phố:
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin vô cùng hữu ích về kinh nghiệm xây nhà phố. Mong rằng với bài viết trên, bạn sẽ tích lũy được những kiến thức cần thiết và xây dựng cho mình một ngôi nhà thật hoàn hảo. Theo dõi những tin tức thị trường bất động sản mới nhất tại batdongsanexpress.vn.