Những thắc mắc cần giải đáp khi nâng cấp nhà
Xã hội phát triển dẫn tới nhu cầu muốn cải tạo nâng tầng nhà bỗng nhiên tăng vượt trội tại nhiều thành phố lớn. Với mong muốn của những hộ gia đình khi nâng cấp tầng nhà sẽ giúp tạo thêm không gian rộng rãi sinh hoạt hoặc để cho thuê mướn…Thế cải tạo và nâng cấp như thế nào cho hợp lý, giấy tờ xây dựng xin sao? Để giúp mọi người giải đáp thắc mắc về chủ đề này thì hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Làm cách nào để nâng tầng nhà an toàn?
Muốn thiết kế nâng tầng nhà có cần xin giấy phép xây dựng không? Thủ tục như ra sao?
Dựa theo quy định của Luật xây dựng ban hành thì nếu muốn cải tạo hay sửa chữa lại nhà mà cần phải thay đổi kết cấu nhà, chiều cao nhà. Hoặc phải tác động những lực mạnh lên căn nhà hoặc công năng thì bắt buộc xin cấp giấy phép xây dựng từ cơ quan nhà nước.
Hồ sơ thủ tục để được xin cấp giấy phép xây dựng mới bao gồm:
- Bản sao đã công chứng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản sao công chứng giấy CMND/ CCCD
- Bản sao y tọa độ căn nhà (nếu có)
- Giấy văn bản cam kết không làm phiền ảnh hưởng tới nhà kế bên
- Giấy cho phép từ ngân hàng (nếu như bạn đang để sổ hồng tại ngân hàng)
- Một bộ hồ sơ thẩm định, kiểm định móng (bình thường sẽ được nhà thầu giúp làm hồ sơ)
Có cần xin giấy phép để được nâng tầng không?
Các cách để xây dựng nâng tầng nhà đơn giản hiện nay
Do ngày nay có rất nhiều căn nhà cũ nên cấu trúc xây khá phức tạp, khiến cho việc cải tạo cũng khó khăn hơn tí. Bởi vậy các nhà thầu sẽ xem xét tình hình thực trạng, địa chất của căn nhà, từ đó họ tìm các biện pháp cải tạo.
Nâng tầng nhà không cần phải gia cố lại móng hay cột nhà
Đối với các hiện trạng nhà: Nhà đang sở hữu 1 tới 2 tấm nhưng do ngày trước xây dựng nhà không nghĩa sẽ cải tạo nâng tầng lên cao thêm vài tấm nữa. Hoặc là các kết cấu thực trạng căn nhà cũ nhưng vẫn chắc chắn chỉ cần nâng thêm 1 tầng lợp mái bê tông, tạo sàn giả. Những hiện trạng căn nhà cũ vậy sẽ không cần gia cố thêm móng nhà hay cột nhà.
Cách thực hiện: Khi được nhà thầu xem xét địa chất kỹ càng và coi rõ hiện trạng căn nhà đưa ra quyết định về biện pháp thi công. Nếu căn nhà từng cấy thép chờ sau thời gian đã cũ và gỉ thì chỉ cần đánh gỉ và nối thép đúng như tiêu chuẩn xây dựng về cách nối thép. Nếu nhà không có thép cờ thì thực hiện khoan cấy sau đó nối thép lên sau. Rồi tiếp tục việc ghép coffa bê tông cột xong tiến hành các công trình tiếp như xây mới.
Không cần gia cố lại trụ khi nâng tầng
Lưu ý cẩn trọng trong quá trình khoan cấy thép hoặc nối các thanh thép công trình đúng tiêu chuẩn quy định của xây dựng. Thiết kế lại thẩm mĩ các bức tường giáp mí với các bức tường cũ và mới. Cần đóng lại chắc chắn lưới chống nứt tường hoặc có thể đục bức tường cũ bỏ đi để tô mới lại.
Nâng tầng nhà cần phải gia cố chắc lại cột
Đối với các hiện trạng nhà: Khi căn nhà có tiết diện cột đã cũ không còn đủ khả năng chịu thêm bất cứ lực nâng nào. Thì cần phải tiến hành gia cố lại cột nhà bằng cách:
- Khoan cắt đục bỏ đi tường nằm quanh cái cột cũ và kèm lớp vữa trên cây cột cũ đó.
- Tiếp đến dùng khoan cấy sắt đai và loại sắt chủ, sắt chờ thì dùng loại SIKA 731 với 2 thành phần A-B.
- Sau đó quét lớp sắt chờ SIKA 731 với 2 thành phần A-B để nối BT mới với BT cũ lại.
- Lắp dựng khuôn đúc bê tông và sau đó đổ BT vào.
- Rồi tháo khuôn đúc bê tông ra và xây dựng tô như thường.
Lưu ý: Bạn nên đảm bảo cho các bê tông cốt thép gia cố được thêm và loại bê tông cốt thép đã có của cột cũ trước đó liên kết lại với nhau. Để chúng liên kết dễ dàng bạn nên dùng những loại cát đai C và sika để liên kết.
Cách gia cố lại móng nhà để nâng cấp nhà
Các lưu ý cần nhớ khi muốn nâng tầng nhà
- Kiểm tra lại trụ chống nhà trước lúc tiến hành nâng tầng: có thể ai cũng biết trụ chống toàn bộ căn nhà bạn phải chắc chắn. Nếu trụ chắc chắn thì có thể nâng thêm 1,2 tầng nhà để mở rộng không gian.
- Kiểm tra cho chiều cao tầng nhà hợp lý: Bạn nên biết chiều cao tầng nhà được đo từ sàn nhà tới tầng kế tiếp. Khi bạn tính toán chiều cao tầng nhà phải cần thận bởi vì nó là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới móng nhà bạn. Nếu móng yếu mà lại muốn nâng tầng cao quá thì sẽ dễ gây ra rủi ro như sụt lún, nghiêng một bên, đổ hoặc sập nhà…
- Dùng những loại tường có trọng lượng nhẹ hoặc các vách ngăn mỏng nhẹ để nâng tầng: Bởi những loại tường càng nhẹ sẽ giúp giảm được trọng lực tác động lên trụ và móng nhà bạn. Việc này giúp chủ nhà tiết kiệm được chi phí và chúng còn đảm bảo được tính bền, chịu lực ổn định, cách nhiệt.
- Chọn loại nguyên vật liệu tốt và chất lượng tốt.: Đây là điều khá quan trọng khi muốn nâng tầng nhà mình lên. Do khi nâng tầng sẽ bị sức ép chèn lên tổng thể căn nhà bạn nên cần chọn loại vật liệu tốt và bền bỉ. Điều này giúp cho căn nhà bạn có được tuổi thọ cao hơn và không những vậy giúp nhà bạn trông sang trọng hơn.
Chọn lựa nguyên vật liệu tốt để tiến hành thi công
Trên đây là tất cả thông tin mình cung cấp cho chủ đề nâng tầng nhà, những thông tin vô cùng chi tiết và hữu ích. Hi vọng khi bạn đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm tham khảo để bạn áp dụng vào căn nhà bạn khi bạn cần.