Công ty CBRE đã từng nói rằng thị trường Việt Nam đã đón những cơn “sóng thần” về bất động sản nghỉ dưỡng. Trên thực tế thì sau “sóng thần” bãi biển sẽ trở nên xơ xác, còn với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là nhiều dự án dở dang.

Sự sôi động là vẫn còn đối với một thị trường lớn.

Với lợi thế về nhiên nhiên hết sức đượng ưu đãi thì nhiều lời ca ngợi bằng những mỹ từ tốt đẹp đã dành cho hòn đảo này như một Phuket (Thái Lan) hay Bali(Indonesia). Sức nóng của bất động sản Phú Quốc thật sự khó cưỡng. Tính trong 7 tháng đầu năm tổng số tiền mà các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước rót vào hòn đảo này lên tới xấp xỉ 8 tỉ USD.

Đặt chân lên hòn đảo ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận, sức nóng của thị trường bất động sản này vẫn còn tiếp diễn. Dạo quanh một vòng Phú Quốc, những tờ thông báo bán đất trống được treo ở khắp nơi với giá dao dộng khoảng từ 300 nghìn đồng/m2 đến mức giá hàng chục triệu đồng/m2 cho những khu đất ở những vị trí khác nhau.

Cuộc đua bất động sản nghỉ dưỡng tạo Phú Quốc

Sau thời gian dài triển khai một số chủ đầu tư các khu nghỉ dưỡng đã bắt đầu chào bán sản phẩm biệt thự của mình với mức giá lên tới hàng chục tỉ đồng. Nhưng theo các chủ đầu tư thông báo thì tỉ lệ thành công trong các đợt chào bán này thậm chí lên đến gần 100%.

Ở Phú Quốc dường như đang có hình ảnh một bãi biển sau “sóng thần”.

Tuy nhiên, trên thực tế lại khác rất nhiều so với những con số thông báo lạc quan ban đầu của các chủ đầu tư. Ngay trong cơ cấu khách hàng đã cho thấy rõ một sự mất cân bằng. Báo cáo mới nhất về thị trường Phú Quốc cho thấy, huyện đảo này đang là thị trường mới nổi nhưng lại sôi động nhất trong 4 quý đã qua của năm. Tại đây có tới 80% giao dịch đến từ nhà đầu tư Hà Nội còn lại của khách hàng TP HCM chỉ chiếm 15%, lép vế hẳn so với khách từ phía Bắc vào.

Trao đổi với phóng viên một khách hàng đến từ Tp.HCM cho biết vợ chồng ông đã dành khá nhiều thời gian tìm hiểu các dự án nghỉ dưỡng tại Phú Quốc nhưng chưa muốn tham gia thị trường vào thời điểm này khi lo ngại về các rủi ro.

Lí do bởi vì thông tin về thị trường bất động sản Phú Quốc vẫn còn khá ít. Bao phủ phần lớn hòn đảo này vẫn là một thực trạng hoang sơ, cơ sở vật chất vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù nhiều tuyến đường xuyên đảo đã được xây dựng nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng trên đảo vẫn cần phải nâng cấp khá nhiều mới thực sự trở đảo ngọc như đúng tên thường gọi.

Dù đã có tuyến cáp được kết nối Hà Tiên với Phú Quốc nhưng do thiếu hệ thống đường dây tải điện nên đa số người dân trên đảo vẫn còn phải dùng máy phát điện chạy dầu Diesel.

Trong khi lại có một số dự án resort nằm ở vùng khá hoang vu, cách khá xa trung tâm, gây trở ngại lớn khi tiếp cận với các dịch vụ vui chơi, giải trí vốn đã chưa phổ biến trên hòn đảo này.

Việc triển khai các dự án trên đảo cũng là một thách thức lớn với các chủ đầu tư. Đặc biệt nhất phải là chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng ra hòn đảo cũng đã tốn một khoảng không hề nhỏ của các chủ đầu tư.

Bất động sản Phú Quốc sốt ảo vì người mua đầu cơ

Một rủi ro khác khi tham gia mua bất động sản ở Phú Quốc là quá trình chậm triển khai của các chủ đầu tư. Theo ban quản lý khu Kinh tế Phú Quốc, hiện tại có khoảng 230 dự án đăng ký đầu tư vào Phú Quốc, nhưng chỉ có vỏn vẹn 24 dự án hoàn thành đưa vào khai thác với tổng vốn đầu tư gần 25.850 tỷ đồng và chỉ có 24 dự án khác đang triển khai xây dựng, tổng vốn đầu tư 35.372 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng số các dự án đăng kí. Còn lại là vẫn đang ở yên trên giấy.

Riêng tại Bãi Trường, một trong những nơi các nhà đầu tư quan tâm nhất với số vốn đăng kí chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư vào Phú Quốc, nằm ở phía Tây Nam của hòn đảo thì thực trạng còn bi đát hơn.

Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ông Phạm Vũ Hồng, hiện tại chỉ mới có 1/64 dự án của Bãi Trường hoàn thành và đưa vào khai khác và 5 dự án khác đang được triển khai xây dựng trong khi hơn 50 chủ đầu tư còn lại vẫn đang án binh bất động và chưa có dấu hiệu của sự bắt đầu. Điều này gây khó khăn lớn cho đảo bởi diện tích đất mà các chủ đầu tư này nắm giữ là một con số không hề nhỏ sơ với diện tích toàn đảo.

Dường như một cơn “sóng thần” cũng đang ập vào Phú Quốc. Hàng loạt nhà đầu tư cũng bị mắc vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sau cơn “sóng thần” mà không thể thoát ra.

Hiện trạng này xảy ra với cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, đó có thể là do công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm chạp, đó cũng có thể là các chính sách pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư và xây dựng mới thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Nhưng không thể phủ nhận rằng năng lực của khá nhiều các chủ đầu tư về mặt tài chính không phải lúc nào cũng mạnh và bóng bẩy như trong các chiến dịch quảng bá, đấu thầu. Vì thế rủi ro của người mua khi dính phải các dự án như thế không phải không có.

Tiềm năng đáng mong đợi tại thị trường bất động sản Phú Quốc

Ngoài ra, còn xuất hiện một mặt không tích cực đó là các doanh nghiệp chỉ mua đất, xin dự án rồi chuyển nhượng cho các đối tác khác để có thể ăn phần trăm chênh lệch.

Còn nhớ trong giai đọan 2007-2010, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng từng rất nóng ở Việt Nam. Thời kì đó hàng loạt các dự án mọc lên khắp các bờ biển nước ta, đặc biệt là khu vực miền Trung.

Chính vì thế được biết trong năm nay, chính quyền tỉnh Kiên Giang và Huyện Phú Quốc sẽ tiến hành rà soát tất cả các dự án trên đảo và sẽ có biện pháp cứng rắn đối với chủ đầu tư chậm triển khai dự án theo cam kết.

Cùng với đó ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc sẽ làm việc với các nhà đầu tư chậm triển khai dự án để xây dựng kế hoạch giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại đồng thời sẽ có những biện pháp thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đúng theo kế hoạch.

Nếu qua nhiều lần nhắc nhở, kiểm tra nhưng vẫn không triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, cam kết sẽ trình cấp thẩm quyền thu hồi chủ trương đầu tư dự án trên địa bàn Phú Quốc theo quy định của pháp luật để mang đến một thị trường bất động sản lành mạnh, ít rủi ro.Từ đó có thể thu hút được khách hàng ở trong và ngoài nước.

Hãy tham khảo thêm những thông tin khác tại: https://batdongsanexpress.vn/