Theo các bạn thì hợp đồng xây dựng nhà ở là gì? Những quy định chung của mẫu hợp đồng này có gì đặc biệt so với những mẫu hợp đồng khác?... Nếu các bạn đang lăn tăn về những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết để có đáp án các bạn nhé.

Hợp đồng xây dựng nhà ở là gì?

Hợp đồng xây dựng nhà ở là hợp đồng được thực hiện giữa bên nhận thầu và bên chủ đầu tư. Nội dung hợp đồng phải đảm bảo đủ toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tiến hành xây dựng và hoàn thiện công trình. Cụ thể:

Hợp đồng xây dựng nhà ở là gì?

Hợp đồng xây dựng nhà ở là gì?

  • Bên nhận thầu có trách nhiệm thi công và bàn giao công trình theo đúng ngày, giờ đã định. Đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà chủ đầu tư yêu cầu. Đặc biệt bên nhận thầu phải đảm bảo về mặt chất lượng của các công trình mà họ đảm nhận.
  • Còn đối với bên chủ đầu tư: Họ phải có trách nhiệm nghiệm thu công trình và thanh toán toàn bộ chi phí cho bên thi công. Việc thanh toán và nghiệm thu này có thể tính theo đợt hoặc cũng có thể tính ở thời điểm công trình được hoàn thiện.

Thường thi chủ thể trong hợp đồng xây dựng nhà ở với bên nhận thầu sẽ là doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh được nhà nước cấp. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo có năng lực, có trình độ chuyên môn có kinh nghiệm và khả năng tài chính. Còn bên giao thầu hay còn gọi là chủ đầu tư có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cơ quan nhà nước

Để đảm bảo hợp đồng này có đủ giá trị pháp lý thì phải đảm bảo đủ chữ ký của các bên. Nội dung phải có đầy đủ các điều khoản, trách nhiệm của các bên có liên quan. Ngoài ra, hợp đồng này cần phải được công chứng tại văn phòng công chứng cấp xã hoặc cấp huyện. Làm được điều này, hợp đồng mới có đủ giá trị pháp lý và tránh xảy ra vấn đề kiện cáo sau này khi các bên vi phạm hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng xây dựng nhà ở.

Mỗi một hợp đồng xây dựng nhà ở phải đảm bảo đúng, đủ theo quy định. Một trong những nội dung cần phải có trong hợp đồng đó là:

Chủ thể trong hợp đồng xây dựng là ai?

Cụ thể, chủ thể ở đây đó là bên giao thầu và bên nhận thầu. Vậy bên giao thầu và bên nhận thầu cụ thể là ai?

Chủ thể trong hợp đồng xây dựng

Chủ thể trong hợp đồng xây dựng

  • Bên giao thầu hay cũng có thể gọi là chủ đầu tư hoặc cũng có thể gọi là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ…
  • Bên nhận thầu cũng có thể là chủ thầu, nhà thầu chính trong trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư. Bên nhận thầu là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Nhiều trường hợp bên nhận thầu cũng có thể tổ chức liên doanh các nhà thầu.

Lựa chọn hình thức hợp đồng xây dựng nhà ở.

Hình thức của các hợp đồng xây dựng phải được lập dưới hình thức là văn bản và phải có chữ ký của các bên liên quan. Người đại diện ký hợp đồng phải có người có có đủ thẩm quyền và trách nhiệm. Đối với trường hợp một bên hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng là một tổ chức nào đó thì cần phải có chữ ký và con dấu theo đúng quy định.

Ngoài những điều kiện chung trên thì trong hợp đồng cần phải có kèm theo cả tài liệu quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Kể cả là mối quan hệ đối với các bên.

Hợp đồng xây dựng nhà ở được phân loại như thế nào?

Để có thể tiến hành xây dựng các công trình kể cả nhà ở hay các công trình khác thì việc xin giấy phép kinh doanh là rất cần thiết. Chính vì điều này mà những hợp đồng xây dựng cũng được phân loại một cách cụ thể như:

Phân loại theo tính chất của công trình.

Dù là hợp đồng xây dựng nhà ở hay hợp đồng xây dựng các công trình khác cũng đều phải phân loại. Thực tế, tình chất công trình xây dựng được phân loại theo các nội dung sau: Hợp đồng thi công đối với công trình xây dựng, hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng về cung ứng thiết bị lắp đặt các công trình, hợp đồng về mua sắm vật tư, hợp đồng thiết kế…

Phân loại hợp đồng theo tính chất công trình

Phân loại hợp đồng theo tính chất công trình

Phân loại hợp đồng theo hình thức.

Đối với những kiểu hợp đồng này sẽ bao gồm những loại sau: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng vốn nhà nước, hợp đồng theo giá kết hợp và một số hợp đồng xây dựng khác…

Phân loại hợp đồng theo mối quan hệ.

Nếu phân loại theo mối quan hệ thì hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm những loại sau: Hợp đồng giao khoán, hợp đồng thầu phụ, hợp đồng thầu chính và hợp đồng xây dựng.

Các quy định cũng như nguyên tắc khi ký kết hợp đồng xây dựng nhà ở.

Đây là một trong những yếu tố đảm bảo tính hợp pháp của các hợp đồng xây dựng nhà ở cũng như các loại hợp đồng xây dựng khác. Cụ thể thì những quy định này khá rõ ràng.

Nguyên tắc để ký kết hợp đồng xây dựng.

  • Điều đầu tiên là phải dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác và bình đẳng. Đặc biệt là không được trái với quy định của pháp luật cũng như đạo đức của xã hội.

Hợp đồng xây dựng nhà ở dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác và bình đẳng

Hợp đồng xây dựng nhà ở dựa trên tinh thần tự nguyện, hợp tác và bình đẳng

  • Tiếp đến là chủ đầu tư phải có đủ vốn để có thể thanh toán toàn bộ chi phí đã được ký kết trong hợp đồng.
  • Trước khi ký kết hợp đồng phải đưa ra toàn bộ các điều khoản. Hay chính xác là chúng ta phải thực hiện quá trình đàm phán.
  • Với trường hợp bên nhân là liên doanh thì cần phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Trong hợp đồng cũng cần phải có đầy đủ chữ ký, cũng như con dấu(nếu có) trong hợp đồng xây dựng.

Quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.

Ngoài những nguyên tắc trên thì hợp đồng xây dựng nhà ở cũng như hợp đồng xây dựng khác phải đảm bảo đủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng

Quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng

  • Quy định đầu tiên đó là bên nhân thầu phải có đủ năng lực hoạt động cũng như năng lực có thể hành nghề trong lĩnh vực này. Trường hợp là nhà thầu liên doanh phải đảm bảo việc phân chia công việc phải đúng theo năng lực của các thành viên. Đối với nhà thầu chính là doanh nghiệp nước ngoài cần phải thuê nhà thầu phụ ở trong nước.
  • Với chủ đầu tư và cũng có thể là người đại diện của chủ đầu tư sẽ được ký kết nhiều hợp đồng với các nhà thầu chính để có thể hoàn tất công việc của mình. Trong trường hợp này cần phải đảm bảo nội dung cần phải có sự thống nhất, phân công công việc để tiến độ công trình được đảm bảo. Đặc biệt là chất lượng cũng như hiệu quả phải cao.
  • Trong trường hợp tổng thầu hay nhà thầu chính ký kết hợp đồng với một hoặc cũng có thể nhiều nhà thầu phụ trước hết phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Đương nhiên, trách nhiệm vẫn thuộc về tổng thầu và nhà thầu chính.
  • Ngoài ra quy định của nhà nước còn quy định về mức giá. Cụ thể, giá trong hợp đồng không được cao hơn giá trúng thầu hay kết quả đã được đàm phán từ trước. Chỉ được cao hơn khi khối lượng thi công phát sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng xây dựng nhà ở cũng như những hợp đồng xây dựng khác có rất nhiều quy định cũng như nguyên tắc mà các bên phải thực hiện. Hy vọng, thông tin trên đã giúp được độc giả giải đáp một số khúc mắc mà mình đang gặp phải.