NHỮNG NGÔI MIẾU CỔ NỔI TIẾNG TẠI PHỐ CỔ HỘI AN
Hội An – Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh mang bản sắc độc đáo của dân tộc
Miếu Văn Thánh Cẩm Phô
Hiện tại, miếu được tọa lạc tại số 32 đường Hùng Vương, khối 3, thành phố Hội An.
Miếu Văn Thánh Cẩm Phô được cộng đồng người Việt, cụ thể hơn đó là cư dân của xã Cẩm Phô khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa tìm thấy được sô liệu cụ thể ghi chép về việc này.
Nếu căn cứ văn tự được ghi lại trên xà cò thì: Miếu được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1871 (nền xanh); Trùng tu lần thứ hai vào năm 1913 ( với nền trắng): Duy Tân thất niên Quý Sửu, đồng xã cải tạo; Trùng tu lần thứ ba vào năm 1970, theo lời của các bậc cao niên kể lại : “Thay tam cấp tiền đình bằng hai bậc cấp từ hai bên”.
Miếu được trung tu lại nhờ công lao to lớn của Tự Đức, nhị thập tứ niên, tuế thứ Tân Mùi, trọng thu thượng hoán. Cẩm Phô xã hương quan, hương chức đồng trùng tu. Điều này thể hiện được tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên và tấm lòng yêu nước của nhân dân làng Cẩm Phô khi đã công khai ca ngợi, tôn thờ chư vị chí sĩ ái quốc này vào lúc phong trào Duy Tân kháng Pháp đang ở thời kỳ phát triển.
Miếu ông địa
Người Hội An đa phần đều thờ ông Địa tại chính gia đình mình. Có nhà còn thờ ngài chung với ông Thần Tài ngay trên nền giữa nhà; được đặt trong một cái khóm có hình dáng giống một cái bàn. Còn có nhiều người dân buôn bán thì sẽ thờ chung một trang thờ gồm 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Đó chính là cách thờ của hầu hết người trong phố.
Ra khỏi phố, đến với vùng ngoại ô, điển hình là người dân thuộc xã Trường Lệ, người dân nơi đây nhiều đời quanh năm sống bám vào đất. Người ở đây thường rất nghèo khó, những ai may mắn thoát được cảnh nghèo hay học hành có chút danh phận thì lập tức vội vàng rời xứ cho mau. Chính vì vậy mà nơi đây đất với người như thịt liền da.Người dân nơi đây đã cho xây dựng “ Thổ Công Miếu” , đây cũng chính là miếu thờ Ông Địa duy nhất tại Hội An
Bên trong miếu vẫn còn những tấm bia đá ghi hành trạng và công đức của những người lập nên miếu nhưng mờ quá không nhìn thấy hết chữ. Nhìn lên mái, miếu cũng có xà cò, nhưng xà cò không phải là một thanh đòn mà nó chỉ là một nẹp gỗ treo hờ hững ngay dưới đòn dông. Đây chính là một ngôi miếu cổ có niên đại khá lau và hiện vẫn được dân làng gìn giữ và phát triển.
Mộ bà thứ phi triều Tây Sơn
Theo lời kể và lời chỉ dẫn của những cụ già trong làng, ngôi mộ của bà thứ phi thuộc triều Tây Sơn nằm trong khu vực mộ của các vị tướng Tây Sơn thuộc thôn 5 Cẩm Thanh Hội An.
Theo Gia Phả Trần Công – Hội An – Phái I, Chi I có ghi: “Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Ngài Trần Công Phạp đã đưa thân sinh của mình là thuỷ tổ Trẩn Công Mộ cùng với ba người con trai từ xã Tân Thuận, huyện Tân An, phủ Tân Hoá, thành Thăng Long nam tiến, trên đường đi đã dừng lại tại vùng đất biển Hội An để khai canh và định cư lập nghiệp. Từ đó gia tộc nhà Trần Công, Trần Văn được hình thành và phát triển ngay trên đất cổ Hội An cho đến ngày nay.
Tương truyền rằng, Bà Tổ Cô Trần Thị Quý Phi, vào thời Gia Long phục Quốc năm 1802, Bà trở về đất Quảng và bị bọn Nguyễn Ánh truy lùng bắt được, rồi xử trảm ngay tại bãi cát Thi Lai, Thôn Duy Thành. Chúng đã mang thủ cấp của bà nạp cho vua và bêu tại xã An Hoà, Huế. Hiện nay người dân còn cho xây lăng thờ Bà vì sự mến mộ công đức. Hiện nay cổ mộ của Bà đang nằm trong quần thể Di Tích Văn Hoá tại thôn 5, xã Cẩm Thanh.
Miếu ngủ hành Hy Hòa
Miếu Hy Hòa cũng là một ngôi miếu cổ, không biết được xây dựng vào năm nào. Ngay cả tên miếu cũng được lấy theo tên gọi của phổ lập miếu: Hy Hòa, thuộc làng Minh Hương thời xưa. Người dân nơi đây chuyên làm lịch và hàng mã.
Miếu hiện đang tọa lạc tại số 6 Nguyễn Thái Học, khối An Định, Phường Minh An, Hội An. Cũng như các cư dân thuộc các vùng miền trên cả nước, cư dân Hội An xưa cũng luôn hướng về đa thần và tin tưởng rằng trong tự nhiên có các vị thần cai quản trong đó có nữ thần chưởng quản Ngũ hành với tên gọi là Ngũ Hành Tiên Nương. Và miếu Hy Hòa được xây dựng để thờ chư vị thần này.
Nhưng xa hơn nữa vào những năm trước 1945, miếu này đã từng là một “trường tư” để dạy chữ Nho. Thầy đồ là ông Tư Cung người ở ấp Trường Lệ. Ông chính là người đã truyền dạy chữ viết cho những người dân trong làng thông qua các quyển sách chữ Nho xưa.
Trước năm 1975 khoảng sân miếu bị che kín nên ít được ai nhắc đến tên Hy Hòa mà chỉ đơn giản gọi là Miếu Ông Sáo. Ngày nay, người dân địa phương cũng đã có công cuộc trùng tu lại nên ngôi miếu cổ này cũng được nhiều người biết đến hơn. Cũng đã có rất nhiều du khách tới đây hành lễ và tham quan hàng năm.