Những điều cần phải biết khi làm hợp đồng thuê nhà xưởng
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng khi có một trong 2 bên vi phạm hợp đồng hay chưa? Vậy làm thế nào để không xảy ra tranh chấp này khi bạn cũng là một trong những đối tượng thuê hoặc cho thuê nhà xưởng? Để có câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi khuyên bạn là nên tìm hiểu hết nội dung bài viết này.
Thế nào là hợp đồng thuê nhà xưởng?
Để đưa ra một khái niệm chính xác nhất về hợp đồng thuê nhà xưởng thì có lẽ các bạn nên tìm hiểu kỹ tại Điều 472 trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tại đây sẽ cho bạn những thông tin đầy đủ nhất liên quan đến loại văn bản này.
Thế nào là hợp đồng thuê nhà xưởng?
Tuy nhiên, đứng trên góc độ là người cung cấp thông tin chúng tôi vẫn muốn chia sẻ những hiểu biết về văn bản này để các bạn tham khảo. Thực chất khi nói đến hợp đồng thuê nhà hay thuê nhà xưởng thì đây là một loại văn bản được ký kết có sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể ở đây là bên cho thuê nhà xưởng và bên được thuê nhà xưởng.
Nếu phân tích đúng thì mối quan hệ giữa người cho thuê và người thuê là một mối quan hệ lợi ích. Bên thuê sẽ được nhận nhà xưởng để phát triển sản xuất, còn bên cho thuê sẽ được nhận tiền thuê theo tháng, theo quý hoặc theo năm...
Nội dung của hợp đồng thuê nhà xưởng là gì?
Theo đúng quy định của bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng thuê nhà xưởng phải được lập dưới dạng 1 văn bản. Đồng thời cần phải có đầy đủ nội dung theo yêu cầu đã được pháp luật quy định. Vậy nội dung hợp đồng bao gồm những gì?
Đối tượng của hợp đồng thuê nhà xưởng.
Để có thể tiến hành làm hợp đồng thuê nhà xưởng thì đối tượng của hợp đồng cần phải có đủ điều kiện về mặt pháp lý đã được nhà nước quy định rất cụ thể tại Điều 9 của Luật KDBĐS năm 2014 đó là:
Giới thiệu về đối tượng của hợp đồng thuê nhà xưởng
- Nhà xưởng phải có đăng ký quyền sở hữu gắn liền với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tài sản cho thuê không xảy ra tình trạng tranh chấp về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng cũng như tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Tài sản không bị kê biên vào danh sách để thi hành án.
- Ngoài ra còn phải đảm bảo đủ các quyền tại điều 188 của Luật đất đai năm 2013.
Đối với chủ thể là người cho thuê nhà xưởng
Đối với người cho thuê cần phải đảm bảo đủ các yêu cầu tại Điều 10 của Luật KDBĐS năm 2014. Với những nội dung cơ bản sau:
- Đối với những cá nhân, tổ chức có kinh doanh bất động sản phải thành lập hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp và có vốn điều lệ không dưới 20 tỷ đồng.
- Đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình bán, cho thuê, chuyển nhượng…bất động sản với quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không cần thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn phải nộp thuế theo quy định của nhà nước.
Đối với chủ thể là người thuê nhà xưởng.
Đối với chủ thể là người thuê thì chỉ có thể ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng khi họ có đủ năng lực hành vi dân sự. Chủ thể này có thể là cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Bởi chỉ có những người có đủ năng lực về pháp luật mới có thể ký kết hợp đồng.
Người thuê nhà xưởng phải có đủ năng lực pháp lý
Đối với giá cả và hình thức thanh toán
Đây là phần không thể thiếu trong hợp đồng này. Mức giá, thời gian thanh toán, hình thức thanh toán sẽ do 2 bên tự thỏa thuận và ấn định một con số cụ thể. Trong trường hợp nhà nước có quy định về giá thì hai bên phải thỏa thuận theo đúng mức giá đã được nhà nước quy định tại Điều 15 của Luật KDBĐS năm 2014.
Đối với hình thức của hợp đồng
Như đã trình bày ở phần đầu của bài viết thì đây là một đồng có giá trị về mặt pháp lý nên chúng phải được lập dưới dạng văn bản. Hơn nữa để đảm bảo về giá trị thì việc chứng thực là rất cần thiết. Quy định này khá rõ tại Khoản 2, điều 10 và khoản 2, điều 17 trong Luật KDBĐS.
Cách ghi chi tiết hợp đồng thuê nhà xưởng.
Như đã trình bày ở trên, phần nào các bạn cũng nắm được những nội dung của bản hợp đồng này. Tuy nhiên, để có thể làm 1 bản hợp đồng thuê nhà xưởng một cách chi tiết các bạn cần điền đủ các thông tin sau:
Hướng dẫn cách ghi hợp đồng
- Việc đầu tiên cần phải làm là ghi đầy đủ thông tin của các bên có liên quan đến hợp đồng. Cụ thể là: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc thẻ CCCD, sổ hộ khẩu, địa chỉ thường trú…
- Tiếp đến là phải mô tả sơ qua về đặc điểm của nhà xưởng cho thuê. Cụ thể như về diện tích, diện tích sử dụng, tình trạng…
- Trong hợp đồng thì nội dung giá cả, thời hạn và kể cả phương thức thanh toán cũng cần phải ghi rõ ràng và cụ thể. Càng chi tiết thì tính chặt chẽ của văn bản càng cao. Đây chính là cơ sở để tránh việc xảy ra tranh chấp sau này.
- Đồng nghĩa với đó trong hợp đồng cũng phải quy định về thời gian giao nhận nhà xưởng cho bên thuê.
- Để đảm bảo sự chặt chẽ thì các bên phải có sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Những quy định này cũng cần phải ghi đầy đủ vào hợp đồng.
- Ngoài ra có những hợp đồng còn có thêm phần cam kết và một số thỏa thuận khác đã được 2 bên chấp nhận.
- Cuối cùng là quy định về thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Ngoài những yêu cầu trên thì bất cứ một hợp đồng nào cũng cần phải có ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng và chữ ký của các bên có liên quan. Hy vọng, với thông tin này các bạn sẽ làm tốt công việc này.
Thành phần cần phải ký và một số vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng.
Đây cũng là những nội dung rất quan trọng trong hợp đồng. Đa số mọi người chưa nắm rõ vấn đề này. Vậy nếu đúng theo quy định của pháp luật thì chúng ta phải lưu ý điều gì?
Thành phần của những người ký kết hợp đồng
Nếu nói đến thành phần ký kết chúng ta sẽ có hai thành phần tham gia đó là bên cho thuê và bên thuê. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều vấn đề phát sinh. Cụ thể là:
Thành phần của những người ký kết hợp đồng
- Với bên thuê nhà: Sẽ có hai trường hợp xảy ra, nếu nhà xưởng là tài sản chung của hai vợ chồng thì cần phải có đủ cả hai chữ ký. Còn trong trường hợp là tài sản riêng thì chỉ cần chữ ký của người sở hữu. Đồng nghĩa với đó, thông tin cá nhân cũng cung cấp đầy đủ với tên và chữ ký của người đó.
- Với bên thuê nhà: Ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp có thể có trong hợp đồng thuê nhà xưởng đó là bên thuê có thể là cá nhân, có thể là tổ chức. Nếu là cá nhân thì cung cấp đầy đủ thông tin của người đó. Còn thoogn tin về tổ chức thì có giấy đăng ký kinh doanh, mã số kinh doanh, có quan cấp, ngày cấp, địa chỉ trụ sở, người đại diện…
Những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng.
Ngoài những yêu cầu trên, khi ký kết hợp đồng các bên nên lưu tâm một số vấn đề sau:
- Nên in sao hợp đồng thành nhiều văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
- Nếu chủ nhà tăng tiền thuê bất hợp lý thì người thuê có thể đơn phương cắt hợp đồng.
- Nếu người thuê không đóng tiền 3 tháng liến sẽ phải chuyển đi.
- Người thuê cần phải biết thêm thông tin về giá tiền điện, tiền nước…
- Ngoài ra trong hợp đồng có thể bổ sung thêm một số điều khoản khác nếu 2 bên cảm thấy điều đó là cần thiết.
Hy vọng, với những thông tin trên độc giả đã nắm rõ về nội dung của hợp đồng thuê nhà xưởng. Chắc chắn đây sẽ là thông tin bổ ích để bạn tham khảo và áp dụng vào trường hợp của bản thân.