Dự toán đường bê tông xi măng là phần được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt, các chủ thầu lại càng chú trọng đến các dự toán vì đây được xem là sự cạnh tranh trong quá trình kinh doanh của họ. Khi chủ thầu đưa ra một dự toán càng thấp nhưng chất lượng công trình vẫn tốt và đảm bảo chất lượng khi bàn giao thì chắc chắn sức cạnh tranh so với các nhà thầu khác sẽ lại càng lớn. Để giúp các bạn dễ dàng có được một tài liệu để tham khảo khi làm dự toán cho công trình của mình, batdongsanexpress.vn gửi đến các bạn bài viết ngay sau đây!

Tiêu chuẩn cần nắm khi xây đường bê tông xi măng

Tương tự như khi xây dựng các công trình khác, việc xây đường bê tông xi măng cũng cần có những tiêu chuẩn phải nắm. Nhờ những tiêu chuẩn khi xây dựng này, chủ thầu sẽ dễ dàng thực hiện công trình. Bên cạnh đó, công trình sau khi được hoàn thành cũng sẽ có chất lượng tốt hơn. Cụ thể những tiêu chuẩn này là:

  • Cần cung cấp các chỉ dẫn cần thiết để thiết kế kết cấu của mặt đường bê tông xi măng.
  • Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thì thường sẽ có thêm các khe nối trên kết cấu của mặt đường.
  • Không áp dụng quy định về thiết kế mặt đường bê tông xi măng đối với việc sửa chữa mặt đường hoặc nâng cấp và cải tạo mặt đường cũ.

Cấu tạo đường bê tông xi măng

Cấu tạo đường bê tông xi măng.

Cấu tạo đường bê tông xi măng.

Đường bê tông xi măng có cấu tạo như sau:

  • Tim đường: Đây là trục đối xứng với nền mặt đường gồm những đoạn thẳng và đoạn cong nối liên tiếp nhau.
  • Mặt đường: Đây là phạm vi mà xe xe được chạy trực tiếp lên. Thông thường, mặt đường giao thông sẽ có từ một cho đến hai làn xe.
  • Nền đường: Đây là bộ phận cơ bản nhất của mọi công trình đường giao thông bê tông xi măng. Bộ phận này có công dụng là đảm bảo độ ổn định cho mặt đường. Bề rộng của nền đường chính là khoảng cách của hai vai đường.
  • Lề đường: Đây là phần bên trên nền đường, nằm ở hai bên của cạnh mặt đường. Lề đường được sử dụng để tránh các xe khác đang lưu thông hoặc chắn giữ các vật liệu mặt đường. Bên cạnh đó, lề đường còn là chỗ dành cho người đi bộ đi lại.
  • Mép mặt đường: Đây là đường phân chia ranh giới giữa lề đường với mặt đường.
  • Taluy đường: Đây là phần gồm taluy nền đường đào và đắp hay còn gọi là tuy dương và taluy âm.
  • Rãnh dọc: Đây là phần chạy dọc theo hai bên nền đường. Nhờ có rãnh dọc, nước trên mặt đường và nền đường đào sẽ được thoát xuống hệ thống cống. Rãnh dọc thường sẽ được làm với một độ dốc nhất định để đảm bảo bùn, đất không bị đọng lại.
  • Rãnh đỉnh, rãnh sườn: Đây là phần được làm ở trên đỉnh taluy nền đào nhằm ngăn nước không bị chảy xuống đường. Nhờ đó có thể hạn chế nước chảy quá nhiều xuống rãnh dọc khiến nước không kịp thoát và tràn ra mặt đường.
  • Rãnh ngầm: Đây là phần rãnh được sử dụng khi nền đường được xây ở nơi có mức nước ngầm cao hoặc thường xuyên bị nước thấm lên mặt đường. Nhờ đó có thể đảm bảo nền đường luôn được khô ráo, tăng tuổi thọ của nền đường.

Định mức hao phí khi làm dự toán đường bê tông xi măng

  • Đối với các hạng mục thi công đường bê tông xi măng, khi làm dự toán cần chú ý đến các định mức hao phí gồm phần bê tông mặt đường và các khe liên kết.

Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá khi làm dự toán đường bê tông xi măng.

Bảng tổng hợp vật tư và chênh lệch giá khi làm dự toán đường bê tông xi măng.

  • Các định mức hao phí được xây dựng dựa trên dự toán đường bê tông xi măng đã được ban hành bởi các văn bản pháp luật. Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 và Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011. Trong các quyết định này, Bộ Xây dựng đã điều chỉnh một số nội dung để phù hợp nhất có thể với thực tế của các công trình đường bê tông xi măng.

Cách tính dự toán đường bê tông xi măng

Để tính dự toán đường bê tông xi măng cần tính 3 phần cực kỳ quan trọng là chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. Cụ thể như sau:

  • Chi phí vật liệu = Định mức x Đơn giá do liên Sở Tài chính – Xây dựng công bố hoặc Giá thực tế tại địa phương trong trường hợp không được công bố về đơn giá.

Bảng đơn giá nhân công theo Thông tư 01/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Bảng đơn giá nhân công theo Thông tư 01/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

  • Chi phí nhân công = Định mức x Đơn giá x Hệ số điều chỉnh theo khu vực (có 3 hệ số điều chỉnh theo khu vực khác nhau nên tùy vào khu vực sẽ cần lựa chọn một hệ số phù hợp).
  • Chi phí máy thi công = Định mức x Đơn giá x Hệ số điều chỉnh theo khu vực.

Bảng hệ số chi phí xây lắp.

Bảng hệ số chi phí xây lắp.

Qua bài viết, các bạn đã được batdongsanexpress.vn giới thiệu về dự toán đường bê tông xi măng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị khi cần xây dựng đường bê tông xi măng. Ngoài ra, nếu cần tìm hiểu về các thông tin về bất động sản khác thì đừng quên truy cập vào trang web batdongsanexpress.vn nhé!