Móng là bộ phận không thể thiếu của mỗi công trình xây dựng bởi, nó góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ, đảm bảo sự chắc chắn, kiên cố cho cả công trình xây dựng. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu xây dựng ngày càng cao do đó, thị trường xây dựng móng nhà cúng dần trở nên đa dạng, phong phú. Do đó hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về móng đơn và cùng trả lời câu hỏi móng đơn là gì? Và các bước để hoàn thiện móng đơn nhé.

Giải đáp: Móng đơn là gì?

Với nhiều người nếu từng một lần có ý định xây nhà thì câu hỏi móng đơn là gì? Chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm, chính vì lẽ đó hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về móng đơn trong bài viết dưới đây nhé.

Móng đơn được biến là loại móng được sử dụng phổ biến trong các khu dân cư (với những căn nhà có trọng lượng nhỏ) đặc biệt là những căn nhà từ nhà cấp bốn tới nhà bốn tầng. Với thiết kế một cột lớn hoặc nguyên một chùm cột lớn được sắp xếp san sát nhau, giúp nâng đỡ, đảm bảo sự kiên cố cho cả công trình.

Tuy nhiên, khi xây dựng công trình bạn cũng nên lưu tâm tới độ ổn định của đất vì thiết kế móng đơn là thiết kế chỉ phù hợp với nền đất thi công có độ cứng phù hợp và tương đối ổn định.

Móng đơn được sử dụng phổ biến trong các khu dân cư (với những căn nhà có trọng lượng nhỏ) đặc biệt là những căn nhà từ nhà cấp bốn tới nhà bốn tầng

Móng đơn được sử dụng phổ biến trong các khu dân cư (với những căn nhà có trọng lượng nhỏ) đặc biệt là những căn nhà từ nhà cấp bốn tới nhà bốn tầng

Có ba loại móng đơn cơ bản là: Móng hỗn hợp, móng mềm hay móng cứng. Từ đó mà định hình được hình dáng, thiết kế của móng đơn.

Là loại móng có chi phí thấp, tích kiệm thời gian và dễ dàng thi công. Trong trường hợp bạn buộc phải thi công ở những vùng có đất nền không cố định hoặc không được cứng như yêu cầu thì, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như đóng cọc bê tông, cọc tre, hay đóng cừ tràm, …

Cấu tạo đầy đủ của móng đơn.

Ngoài khái niệm thì cấu tạo của móng đơn là gì cũng là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Bởi khi biết chính xác cấu tạo của móng đơn bạn có thể biết được và chuẩn bị đầy đủ vật liệu cần dùng khi thi công, đồng thời giúp bạn hoàn thành nhanh, chính xác thiết kế móng sao cho móng đạt hiệu quả chịu lực tốt nhất.

Cấu tạo của móng thường thấy là một cái trụ dài được xây dựng từ xi măng, cốt thép, … Trong một số trường hợp bạn gặp phần đất nền mềm, không đủ cứng và không đủ chắc chắn, cố định thì trong việc xây dựng móng đơn còn được chêm thêm một số vật liệu cơ bản nhằm giúp phần nền của bạn thêm phần chắc chắn hơn. Tránh trường hợp đất nền bị sạt mún dẫn tới khả năng chịu sức nặng của nền móng từ đâu mà có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hiện nay nhằm cải thiện độ chắc chắn cho móng đơn thì người ta sẽ chêm thêm dầm móng và được sắp xếp thẳng hàng hoặc cắt nhau. Điều này có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu sự sụt lún giữa các trụ móng đơn. Ngoài ra trọng lượng của dầm móng còn phụ thuộc vào địa hình, vị trí đặt, thi công cùng các phương tiện máy móc được sử dụng trong quá trình thi công, xây dựng.

Cấu tạo đầy đủ của móng đơn

Cấu tạo đầy đủ của móng đơn

Các bước xây dựng hoàn thiện móng đơn là gì?

Trên đây chúng tôi đã giải thích ngắn gọn và trả lời câu hỏi về cấu tạo cùng khái niệm của móng đơn là gì? Cũng như việc xây dựng những công đoạn khác để hoàn thiện căn nhà thì, việc xây dựng móng đơn cũng cần làm theo các bước cụ thể và đảm bảo hiệu quả đạt được của từng bước. Từ đó mà bạn có thể hoàn thiện chiếc móng đơn một cách hoàn hảo nhất cho nền đất dùng để xây dựng của bạn.

Bước 1: Tiến hành đóng cọc đồng thời đào hố xây dựng móng đơn.

Đầu tiên, trước khi bắt đầu xây dựng móng đơn thì công việc đầu tiên bạn nên hoàn thành là đào hố móng. Để làm được điều đó thì bạn cần xác định được chính xác vị trí cụ thể để tiến hàng đào hố, đồng thời bạn cần tới khoảng cách giữa các trụ móng đơn phải đúng như bản thiết kế nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp đất nền không được cố định hay không đạt độ cứng phù hợp thì các bạn có thể chèn thêm cọc tràm, cọc tre, …. Mật độ chêm thêm được xác định phụ thuộc vào lượng giao động và độ mềm của đất nền mà tự điều chỉnh cho phù hợp nhất. Thông thường mật độ phù hợp nhất để chêm thêm là trên 1m2.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên dùng cừ tràm với bán kính gốc từ 3-4.5cm cùng chiều dài 3.5-4.5m. Đồng thời sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy cuốc để cọc chêm đạt được tới giới hạn sâu cần thiết.

Bước 1:Tiến hành đóng cọc đồng thời đào hố xây dựng móng đơn

Bước 1:Tiến hành đóng cọc đồng thời đào hố xây dựng móng đơn

Ngoài ra bạn cũng cần lưu tâm tới một số vấn đề cơ bản như: Độ nông, sâu và kích khoảng không gian hố đã đào để đảm bảo cho việc tiến hành đổ bê tông vào hố của móng đơn là gì? Nhằm đảm bảo đầy đủ những yêu cầu từ kích thước, tải trọng, độ bền, chắc của công trình. Bên cạnh đó bạn có thể dùng máy đầm để nén đất nhằm làm tăng độ chắc chắn của đất.

Đồng thời khi thi công bạn cũng luôn phải đảm bảo rằng hố đặt móng đơn luôn trong tình trạng khô ráo, không bị dính nước. Trong trường hợp không may khi bạn đang thi công dở mà gặp phải trời mưa bất thì bạn nên ngừng thi công tới khi tạnh mưa, đồng thời tiến hành hút sạch nước trước khi tiến hành thi công, xây dựng tiếp. Nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho phần móng đơn của bạn.

Bước 2: Đổ bê tông vào phần hố đào trước đó.

Sau khi đào hố và đầm nền (làm phẳng) xong thì bạn cần dùng một lớp bê tông vừa đủ để lót móng đơn. Bạn nghĩ lợi ích của việc đổ bê tông vào hố móng đơn là gì? Và việc đó có thực sự quan trọng?

Thực ra điều này nhằm tránh lớp bê tông sau tránh tiếp xúc với nước từ đó mà hạn chế được sự mất nước của lớp bê tông tầng trên đồng thời tạo một lớp móng bằng phẳng để tiến hành bước tiếp theo. Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng móng đơn.

Bước 2: Đổ bê tông vào phần hố đào trước đó

Bước 2: Đổ bê tông vào phần hố đào trước đó

Bước 3: Chuẩn bị đầu đủ phần cốt thép cần thiết cho móng đơn.

Bạn nghĩ móng đơn là gì nếu không có cốt thép? Như bạn biết đấy, cốt thép là phần quan trọng nhất trong xây dựng công trình bởi nó góp phần cố định lớp bê tông giúp tăng độ bền chắc của nền móng. Bởi vậy để đảm bảo độ bền, khả năng chống chịu của công trình thì bạn nên chọn những địa điểm bán cốt thép có uy tín và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, sau khi tiến hành cắt và định hình phần cốt thép thì bạn nên bọc nhím đầu cắt bằng túi ni lông.

Bước 3: Chuẩn bị đầu đủ phần cốt thép cần thiết cho móng đơn

Bước 3: Chuẩn bị đầu đủ phần cốt thép cần thiết cho móng đơn

Bước 4: lấp đầy bê tông cho phần móng đơn.

Bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình xây dựng móng đơn là gì? Đổ bê tông, với bước này thì bạn nên kết hợp đầy đủ những vật liệu như: đá, cát, xi măng, nước theo tỷ lệ nhất định rồi đổ theo trình tự từ xa tới gần. Nhằm đảm bảo sự liên kết giữa các chất liệu với nhau, đồng thời đảm bảo sự vững chắc của phần móng đơn.

Trong trường hợp trời mưa gây ngập nước thì bạn nên dùng máy móc chuyên dụng để làm khô. Để đảm bảo chất lượng lớp móng sau khi thi công thì bạn nên chọn thi công vào những ngày trời nắng, bề mặt đất nền khô ráo, rắn chắc.

Bước 4: lấp đầy bê tông cho phần móng đơn

Bước 4: lấp đầy bê tông cho phần móng đơn

Trên đây là một số những chia sẻ và tóm tắt ngắn gọn những hiểu biết của chúng tôi về móng đơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi móng đơn là gì? Và các bước để hoàn thiện móng đơn một cách hiệu quả nhất.