Khi đề cập đến các kiểu nhà, sẽ có nhiều người thường nghĩ ngay đến nhà phố, biệt thự hay nhà cấp 4,… nhưng có rất ít người nhắc đến nhà cấp 3. Nếu bạn cũng đang mang trong mình những nỗi bâng khuâng về mẫu nhà này thì hãy cùng mình để tìm hiểu về nó trong bài viết dưới đây cùng những lưu ý khi xây dựng để có được căn nhà vừa ý nhất.

Nhà cấp 3 là gì và những lưu ý cần thiết khi thi công

Nhà cấp 3 là gì và những lưu ý cần thiết khi thi công

Khái niệm nhà cấp 3 là gì?

Theo như phân hạng 4 cấp từ 1 đến 4, thì nhà cấp 3 là loại có kết cấu chịu lực kém hơn nhà cấp 1 và 2 và hơn nhà cấp 4. Khái niệm ta có thể hiểu đây là một thiết kế nhà có kết cấu chịu đựng lực có sự kết hợp giữa xây gạch và bê tông cốt thép hoặc xây gạch. Có tuổi thọ trên 40 năm. Bao che cho nhà và tường ngăn cách bằng gạch. Mái ngói, những vật liệu hoàn thiện là những vật liệu phổ thông.

Thiết kế giống như một mẫu biệt thự được thu nhỏ

Thiết kế giống như một mẫu biệt thự được thu nhỏ

Đặc biệt khi điều cần chú ý trong khái niệm nhà cấp 3 là nhà có chiều cao trong khoảng 4-8 tầng, diện tích sử dụng sàn từ 1000m2, các tiện nghi khác sinh hoạt bình thường, nhà vệ sinh và nhà tắm sử dụng các vật liệu bình thường.

Phân loại hạng nhà

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm trên, chúng ta sẽ quan tâm đến việc phân loại hạng nhà hiện nay của Việt Nam. Cụ thể: Phải đạt 4 tiêu chuẩn đầu tiên đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của hạng nhà cấp 1, 2, 3, 4 được xếp ở hạng 1. Nếu đạt ở mức khoảng 80% so với hạng 1 thì xếp ở hạng 2. Nếu đạt ở mức khoảng dưới 70% so với hạng 1 thì ta xếp vào hạng 3, nhà tạm thì sẽ không phân hạng.

Phân biệt nhà cấp 3 với các loại nhà khác

Sau khi phân loại các kiểu nhà dựa chủ yếu vào kết cấu chịu lực của ngôi nhà, thì ta có thể phân biệt nhà cấp 3 so với các loại nhà khác ở một số điều kiện mà dưới đây mình sẽ trình bày cụ thể như sau:

Thiết kế nhà cấp 3 siêu hiện đại và đơn giản

Thiết kế nhà cấp 3 siêu hiện đại và đơn giản

Nhà cấp 1

Kết cấu để chịu lực bằng gạch xây hoặc bê tông cốt thép có tuổi thọ lên đến trên 80 năm theo quy định. Bao che cho nhà và tường ngăn cách của các phòng bằng bê gạch xây hoặc bê tông cốt thép.

Mái sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc là lợp ngói, có đầy đủ hệ thống cách nhiệt tốt. Vật liệu được hoàn thiện (trát,ốp,lát) bên trong và ngoài nhà đều tốt, tiện nghi sinh hoạt vô cùng đầy đủ, tiện lợi, không có hạn chế về số tầng.

Nhà cấp 2

Kết cấu để chịu lực bằng gạch xây hoặc bê tông cốt thép có tuổi thọ lên đến trên 70 năm theo quy định. Bao che cho nhà và tường ngăn cách của các phòng bằng bê gạch xây hoặc bê tông cốt thép. Mái sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc là mái ngói Fibroociment. Tiện nghi sinh hoạt vô cùng đầy đủ, tiện lợi, không có hạn chế về số tầng.

Nhà cấp 4

Kết cấu để chịu lực bằng gạch hoặc gỗ có tuổi thọ lên đến 30 năm theo quy định. Tường bao che cho nhà và tường ngăn cách các phòng bằng gạch (tường 11 hoặc 22 cm). Mái ngói Fibroociment, vật liệu hoàn thiện có chất lượng thấp, tiện nghi sinh hoạt cũng tương đối thấp.

Ưu và nhược điểm của nhà cấp 3 là gì?

Dù là kiểu nhà như thế nào thì việc ta tìm hiểu những ưu và nhược điểm trước khi quyết định thi công xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Vậy thì các bạn hãy cùng mình khám phá xem nhà cấp 3 có những điểm tốt và không tốt như thế nào nhé!


Tuổi thọ của nhà lên tới trên 40 năm

Tuổi thọ của nhà lên tới trên 40 năm

Ưu điểm

  • Vật liệu hoàn thiện nội thất và cả ngoại thất đều tương đối tốt.
  • Nhờ các kết cấu để chịu lực được kết hợp giữa gạch và bê tông cốt thép nên tuổi thọ của nhà cấp 3 lên đến trên 40 năm.
  • Chi phí xây dựng nhà sẽ tương đối phù hợp với những cặp vợ chồng son có số vốn vừa phải.
  • Không có các yêu cầu quá cầu kỳ về yếu tố kỹ thuật hay kết cấu của kiến trúc nhưng vẫn bảo đảm được tính thẩm mỹ và sự vững chắc cho ngôi nhà.
  • Thiết kế vô cùng đơn giản, thời gian thi công và đưa vào sử dụng tương đối nhanh.
  • Diện tích và không gian sống phù hợp với các gia đình có đông người.

Nhược điểm



Việc lau dọn nhà sẽ tốn khá nhiều thời gian vì phải di chuyển giữa các tầng

Việc lau dọn nhà sẽ tốn khá nhiều thời gian vì phải di chuyển giữa các tầng

  • Đa phần sẽ khiến người lớn tuổi gặp bất tiện trong việc phải di chuyển lên xuống cầu thang.
  • Việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì cần phải di chuyển qua các tầng lầu.

Những lưu ý khi xây dựng

Sau khi tìm hiểu kỹ càng, và chọn cho mình mẫu nhà cấp 3 để thi công xây dựng cho tổ ấm gia đình. Trước khi đi đến quyết định tiến hành thi công thì bạn cần chú ý những điều sau đây để việc xây dựng được một căn nhà hoàn hảo nhất có thể:

Tránh việc đặt móng xây dựng ở các địa hình tương đối kém thuận lợi như dốc, đồi núi,... Những địa hình như thế này sẽ vô tình gây ra các loại hình tai nạn không mong muốn bởi ngoại tác như thiên nhiên hoặc bởi các tác nhân xấu cho gia đình và ngôi nhà của bạn.

Nếu muốn trồng trọt, chăm sóc cây xanh trước nhà thì bạn cần tránh trồng các loại cổ thụ. Những loại cây lớn này sẽ gây cản trở việc di chuyển đi lại và sẽ là tác nhân gây ra những tình huống nguy hiểm cho nhà của bạn nếu vào thời tiết mưa bão

.
​Tránh trồng các cây cổ thụ trước nhà vì sẽ gây cản trở đến việc di chuyển

Tránh trồng các cây cổ thụ trước nhà vì sẽ gây cản trở đến việc di chuyển

Tuy rằng nó có thiết kế khá đơn giản nhưng bạn cũng cần lưu ý khi lựa chọn nội thất cho ngôi nhà. Đừng quá sơ sài trong công việc chọn nội thất, hãy tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư nếu như bạn không thể tự ý quyết định được.

Với những thông tin hữu ích về nhà cấp 3 được mình đề cập ở bài viết trên, mong rằng bạn có thể trả lời được cho mình những thắc mắc của bản thân, chú ý những điều cần thiết trước khi đi đến việc thi công xây dựng nhà và sẽ xây dựng được một ngôi nhà hoàn hảo nhất cho bản thân mình cũng như gia đình.